bởi Francis Roger Devlin | 16 tháng 6, 2015 | Link
Độc giả của nhật ký này chắc cũng biết quá rõ chuyện tỉ lệ sinh của dân da trắng trên toàn thế giới đang chứng kiến sự sụt giảm thảm hại trong vài thập kỷ gần đây. Trong suốt giai đoạn này, xã hội chúng ta chắc chắn đã trở thành cái xã hội bị ám ảnh về tình dục nhất trong lịch sử thế giới. Hai xu hướng xảy ra đồng thời và lớn mạnh như thế thì thật khó để nói là chúng chả liên quan gì đến nhau. Nhiều người thuộc phe bảo thủ có thiện chí đều có cùng quan điểm về sự bất bình trước thực trạng hiện nay, nhưng lại không có cùng quan điểm trong cách miêu tả cũng như nguyên nhân phát sinh của những thực trạng này. Việc chẩn đoán đúng sẽ là điều kiện tiên quyết cho một chiến lược hiệu quả.
Cụm từ tầm thường ấy, “cuộc cách mạng tình dục”, tôi tin là, phải được xem xét một cách nghiêm túc hơn là theo thông lệ. Ví như cuộc Cách mạng Pháp, hình mẫu cho cuộc cách mạng về chính trị thời hiện đại, là một nỗ lực trong việc hiện thực hóa một thiên đường, nhưng với hiện tại thì nó mang tính tình dục hơn là một thiên đường chính trị. Và cũng như cuộc Cách mạng Pháp, cách mạng phải trải qua ba giai đoạn: đầu tiên, giai đoạn chủ nghĩa tự do hay vô chính phủ được cho là sẽ diễn ra một cách tự phát, một khi những đường lối chính trị cũ đã bị gạt sang một bên; thứ hai, triều đại khủng bố, trong giai đoạn này một đảng phái sẽ chiếm quyền và nỗ lực hiện thực hóa chính sách theo hướng độc tài; và thứ ba, giai đoạn “phản động”, trong giai đoạn này bản chất con người sẽ dần tự xác nhận lại. Ta sẽ đi theo thứ tự này trong bài viết này.
HAI XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG
Ta hãy cân nhắc xem coi thiên đường tình dục là gì, và hãy bắt đầu với đàn ông, vốn đơn giản hơn ở mọi khía cạnh.
Tự nhiên cũng rất biết đùa với đàn ông: quá trình sản xuất ra tinh trùng diển ra ở một tốc độ nhanh gấp vài lần so với quá trình rụng trứng ở phụ nữ (khoảng 12 triệu con mỗi giờ so với 400 trứng trong suốt một đời người). Đây là thực tế tự nhiên, không liên quan gì đến đạo đức. Trong cả những loài động vật bậc thấp, con đực cung cấp một thứ gì đó ở mức vượt ngưỡng, so với nhu cầu có phần khá giới hạn của con cái. Điều này có nghĩa là con cái có quyền lực lớn hơn trong việc giao phối. Quy luật phổ quát của tự nhiên cho thấy rằng con đực sẽ phải thể hiện bản thân và con cái sẽ là nằm ở thế lựa chọn. Những con chim công đực xòe đuôi với nhau, con cái chọn. Những con cừu đực chọi sừng với nhau, con cái chọn. Giữa con người với nhau, nam giới tìm cách gây ấn tượng với nữ giới—và các cô ấy sẽ chọn. Thiên nhiên đã quyết định điều đó trong vũ điệu giao phối, nên đàn ông phải chờ tới lượt được chọn.
Xã hội Không tưởng về tình dục của đàn ông, thì theo đó, là một thế giới mà tại đó sẽ chẳng tồn tại giới hạn nào trong nhu cầu về phụ nữ của đàn ông. Không nhất thiết phải lấy ví dụ là văn hóa phẩm khiêu dâm đâu. Hãy nghĩ về những bộ phim nổi tiếng nhắm tới đối tượng khán giả là đàn ông, như series phim James Bond chẳng hạn. Phụ nữ đơn giản là chẳng thể từ chối James Bond được. Anh ta còn chẳng phải cầu hôn ai, hay thậm chí là có lời mời hẹn hò. Anh ta chỉ đơn giản là bước vào phòng và rồi họ quấn lấy nhau. Ngành công nghiệp giải trí hóa ra lại là những viễn tưởng không có hồi kết như bộ phim ấy. Khán giả nam thậm chí có thể sẽ thắc mắc rằng, sao đời không thể được như vậy nhỉ? Đối với vài người, cứ đổ mọi thứ lên phong tục kết hôn là xong chuyện.
Hôn nhân, sau cùng thì, dường như lại hạn chế chuyện quan hệ khá là trầm trọng. Một số đàn ông hình dung rằng nếu việc quan hệ được cho phép ngay cả trong và bên ngoài cuộc hôn nhân, thì chắc số lần quan hệ phải cao gấp hai lần so với thường lệ. Họ cho rằng đã từng có một cái bể chứa đầy sự ham muồn về phụ nữ, cho tới khi nó bị phong ấn lại bởi chế độ một vợ một chồng. Để có thể giải thoát cho nó, họ tìm kiếm một thứ trong suốt thời kỳ đầu hậu chiến tranh, để thay thế cho Điều Răn Thứ 7 bằng sự ủng hộ cho những hoạt động quan hệ tình dục giữa “những người lớn đồng ý quan hệ” với nhau. Mỗi người đàn ông đều có thể có một dàn hậu cung của riêng mình. Hành vi tình dục nói chung, hầu như chẳng liên quan gì đến cuộc sống gia đình, từ đầu vốn đã được xem là một vấn đề cá nhân. Những người theo chủ nghĩa truyền thống bất đồng với ý kiến trên, muốn “có một cảnh sát trong mọi phòng ngủ”. Giai đoạn này còn là thời kỳ của Kinsey Reports và sự xuất hiện lần đầu tiên của tạp chí Playboy. Những giấc mơ ướt át của những người đàn ông lười biếng, nay lại trở thành một phong trào trong xã hội.
Chủ nghĩa Xã hội Không tưởng, đặc trưng cho tính dục nam này vào những năm đầu hậu chiến tranh, là tiền thân của cuộc cách mạng tình dục nhưng về bản chất lại không phải là một cuộc cách mạng. Đàn ông không có khả năng đem lại những thay đổi mang tính cách mạng trong các mối quan hệ dị giới mà không có sự hợp tác từ -“việc đồng ý quan hệ” trứ danh — của phụ nữ. Nhưng lúc đó, những người đàn ông sẵn sàng làm cách mạng từ đầu lại không hiểu được bản chất của bản năng tình dục của phụ nữ. Đó là lý do mà mọi thứ đã không đi theo kế hoạch được đề ra.
Điểm đặc biệt gì ở ham muốn tình dục ở phụ nữ, giúp phân biệt với ham muốn tình dục ở đàn ông?
Đôi lúc người ta cho rằng đàn ông thì đa thê, và phụ nữ thì thích một chồng một vợ. Niềm tin ấy thường được bao hàm trong những bài viết từ các nhà bình luận nam giới có xu hướng “bảo thủ”: phụ nữ chỉ muốn người chồng tốt, nhưng đàn ông lại nhẫn tâm lợi dụng và bỏ rơi họ. Vài bằng chứng còn cho thấy sự ủng hộ với quan điểm trên, trông thì có vẻ đáng tin cậy. Một cuộc khảo sát vào năm 1994 cho thấy rằng “trong khi đàn ông cho rằng, lý tưởng nhất là họ sẽ có khoảng 6 người bạn tình trong một năm nữa, và 8 người bạn tình trong 2 năm tiếp theo, phụ nữ lại phản hồi rồi lý tưởng nhất với họ là chỉ cần một người bạn tình trong một năm tới.
Và sau hai năm thì sao? Câu trả lời, của phụ nữ, vẫn là một. Liệu đây không phải là bằng chứng cho thấy phụ nữ về mặt tự nhiên, lại thích chế độ một vợ một chồng chăng?
Không, rõ là không. Phụ nữ biết rõ thôi thúc tình dục của họ là cực kỳ phóng túng, nhưng về mặt truyền thống thì họ đã có đủ ý thức để tự giữ mồm về chuyện ấy. Người chồng có niềm tin rằng vợ của anh ta về mặt tự nhiên thích chế độ một vợ một chồng, điều đó giúp anh ta yên lòng phần nào. Chẳng lợi lộc gì với người vợ khi người chồng hiểu cô ấy quá rõ: Kiến thức là sức mạnh. Tóm lại, ta sẽ có một “lời nói dối cao quý” mang phong cách của Plato như sau—Có niềm tin là có lợi ích, cho dù niềm tin ấy là sai.
Sẽ chính xác hơn nếu nói rằng bản năng tình dục của phụ nữ là hypergamy. Đàn ông có lẽ có xu hướng trải nghiệm đa dạng trong chuyện tình dục, nhưng phụ nữ lại có khẩu vị đơn giản hơn, theo kiểu của Oscar Wilde: Họ luôn cảm thấy được thỏa mãn với những thứ tốt nhất. Theo định nghĩa thì, chỉ có một người đàn ông là người tốt nhất mà thôi. Sự khác biệt trong “Khuynh hướng tình dục” ở cả nam lẫn nữ rất dễ nhận thấy giữa những loài linh trưởng bậc thấp hơn, ví dụ, trong một đàn khỉ đầu chó. Những con cái sẽ cạnh tranh cho vị trí cao nhất để được kết đôi, con đực được đưa lên vị trí đầu.
Phụ nữ, thực tế, lại có một xu hướng tình dục không tưởng đặc biệt, tương ứng với bản năng hypergamy của họ. Ở dạng thuần không tưởng nhất của xu hướng, nó được chia làm hai phần: Đầu tiên, cô ấy kết đôi với chính nỗi ác mộng của cô ấy, người đàn ông hoàn hảo theo trí tưởng tượng của cô; và, thứ hai, anh ta “cam kết,” hay chấm dứt việc kết đôi với tất cả những người phụ nữ khác. Đây chính là công thức của rất nhiều cuốn tiểu thuyết lãng mạng. Ảo vọng ấy hoàn toàn là điều không tưởng, một phần là vì chẳng có người đàn ông hoàn hảo nào tồn tại cả, nhưng một phần cũng vì thậm chí nếu anh ta có tồn tại, thì theo logic sẽ là chuyện bất khả thi để mà anh ta có thể đặc biệt kết đôi với mọi người phụ nữ khát khao có được anh ta.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng cho phép phụ nữ kết đôi theo hướng hypergamy, ví dụ, với người đàn ông có sức hấp dẫn tình dục nhất (đẹp trai hay thống trị về mặt xã hội). Trong vở kịch Ecclesiazusae của Aristophanes, những người phụ nữ của thành Athen đã thực hiện một cuộc đảo chính. Họ chiếm lấy hội đồng lập pháp và chặn những người chồng của họ ở bên ngoài. Sau đó họ tiến hành ban bố một điều luật rằng, những người đàn ông nào hấp dẫn nhất của thành phố sẽ bị buộc phải kết đôi với mỗi người phụ nữ trong thành theo thứ tự, bắt đầu từ người ít hấp dẫn nhất. Đó chính là xã hội tình dục không tưởng khi phụ nữ chiếm quyền. Aristophanes có cách hiểu tốt hơn về tâm trí phụ nữ hơn một ông chồng bình thường.
Từ quan điểm của mọi người thì hypergamy không phải là monogamy (chế độ một vợ một chồng). Dù rằng chắc sẽ chỉ có duy nhất một “alpha male” làm đầu đàn tại bất kỳ thời điểm nào, rồi con đầu đàn cũng sẽ bị thay thế mà thôi. Trong khái niệm của loài người, điều này có nghĩa là phụ nữ hay thay đổi, say đắm chỉ một người đàn ông tại một thời điểm bất kỳ, nhưng vốn lại không chung thủy với một người chồng trong suốt cuộc đời. Những ngày xưa cũ trước kia, việc nêu ra bản chất không chung thủy của người phụ nữ đã từng được cho phép. Hãy tham khảo, lấy ví dụ là, câu chuyện hài của Ring Lardner mang tên “I Can’t Breathe”— nhật ký của một cô gái mười tám tuổi, người muốn mỗi tuần phải cưới một chàng trai trẻ khác nhau. Nếu được khảo sát về số người “bạn tình” mà họ muốn có, cô sẽ trả lời là “một”, điều này không có nghĩa là cô ấy biết người ấy là ai.
Khía cạnh quan trọng của hypergamy chính là ẩn ý cho chuyện bị từ chối của đa số đàn ông. Phụ nữ về cơ bản thì khá viễn vông. Họ có xu hướng tin vào việc chỉ có người đàn ông “tốt nhất” (có sức thu hút tình dục nhất) là xứng đáng với họ. Đây lại là một chủ đề lãng mạn nổi tiếng khác (nàng công chúa xinh đẹp, bị vây quanh bởi những người cầu hôn đang rất hồi hộp, lạc lõng trong vô vọng vì một người đàn ông “đích thực”—cho tới một ngày nào đó . . . v.v.).
Tất nhiên, về mặt khách quan thì không hẳn đúng. Một người đàn ông bình thường thì về lý thuyết là đủ tốt cho một người phụ nữ bình thường rồi. Nếu mỗi người phụ nữ đều có thể kết đôi với mọi người đàn ông mà cô cho là “xứng đáng”, thì cô ấy sẽ chẳng còn thời gian để làm những việc khác mất. Nhắc lại lần nữa, hypergamy là hoàn toàn khác biệt với chế độ một vợ một chồng. Đó là một bản năng phi lý trí; xã hội tình dục không tưởng của phụ nữ là một hệ quả của chính sự khác biết ấy.
Cuộc cách mạng tình dục tại nước Mỹ là một nỗ lực của phụ nữ trong việc hiện thực hóa xã hội không tưởng của chính họ, chứ không phải của đàn ông. Những ý tưởng không tưởng của phụ nữ được truyền bá đến công chúng thông qua các dự án, chỉ vài năm sau khi Kinsey và Playboy xuất hiện. Quyển Sex and the Single Girl của Helen Gurley Brown xuất hiện vào năm 1962, và bà ta tiếp quản tạp chí Cosmopolitan magazine ba năm sau đó. Nổi tiếng là có hiềm khích với thiên chức làm mẹ, bà ta công khai khuyến khích phụ nữ dùng đàn ông (kể cả những người đàn ông đã có gia đình) để hưởng khoái lạc.
MỘT CUỘC CÁCH MẠNG
Sự bùng nổ thật sự của cuộc cách mạng tình dục diễn ra khi một lượng đáng kể những người phụ nữ trẻ bắt đầu thực hiện chiến dịch không tưởng mới. Có vẻ như là nó đã diễn ra ở rất nhiều trường đại học vào những năm 1960s. Phụ nữ bắt đầu dùng thuốc tránh thai và cam kết quan hệ tự nguyện với bất cứ người đàn ông nào mà các cô thấy hứng thú, và tuyên bố rằng họ đang giải phóng chính bản thân họ khỏi ách nô lệ trong hôn nhân. Đàn ông, vốn bị thôi thúc bởi những hormones lúc còn trẻ, thường là những người ủng hộ hành vi này, nhưng khi bị chỉ ra vấn đề thì lại chẳng mấy ai cảm thấy hạnh phúc. Nhà bình luận Paul Craig Roberts gợi nhắc lại:
Tôi còn là một giáo sư trẻ tuổi khi mọi thứ bắt đầu và chứng kiến cảnh một ký túc xá bị biến thành nhà thổ. Các nam sinh viên cũng cảm thấy khó hiểu, thậm chí đến cả những người cánh tả được dạy rằng trinh tiết của phụ nữ là sự đàn áp, cũng cảm thấy như thế. Tôi vẫn nhớ rằng những người theo chủ nghĩa Marx trong ký túc xá vốn rất kiêu ngạo, cũng tới phàn nàn với tôi rằng “những cô gái xinh đẹp này đang tự hủy hoại bản thân họ”.
Điều này không mấy ngạc nhiên. Hầu hết đàn ông đều thích một cô dâu còn trinh nguyên; đây là một khía cạnh rất chân thực khi nói về ham muốn tình dục của nam giới ưa thích chế độ một vợ một chồng, và vì thế nên các anh lại liên tục bị áp lực xung đột với động lực tìm kiếm sự đa dạng trong chuyện quan hệ tình dục.
Những người phụ nữ trẻ, dù rằng chẳng ai là triết gia cả, nhưng vẫn cố tạo ra được các lý lẽ luẩn quẩn để bao biện cho hành vi của họ. Hầu hết trong số chúng cũng chỉ là biến thể từ chủ đề nói về phẩm hạnh truyền thống liên quan đến “tiêu chuẩn kép”.
Người ta nói rằng phụ nữ mà quan hệ bừa bãi thì bị cho là “đĩ”, trong khi đàn ông mà làm việc tương tự thì được gọi một cách ngưỡng mộ là “ngựa giống”. Có người còn chỉ ra rằng một số đàn ông tìm kiếm tình dục ngoài hôn nhân và sau đó lại đòi hỏi cô dâu của các anh phải còn trinh. Sự phổ biến của cụm từ “người đàn bà sa ngã,”, và sự vắng mặt của cụm từ tương ứng “người đàn ông sa ngã,” được trích dẫn như một bằng chứng bổ sung cho sự tiêu chuẩn kép, bất công với phụ nữ. Kết luận mà các nhà cách mạng nữ rút ra được là phụ nữ từ giờ trở về sau, cũng, nên tìm kiếm tình dục ngoài hôn nhân. Điều này, tất nhiên, chả logic gì cả. Thay vì thế, họ đã có thể quyết tâm, từ ví dụ về những nam giới ương ngạch ấy, để thực hành hôn nhân một vợ một chồng cho thật tốt, bất chấp những hành động của các anh.
Nhưng hãy để chuyện đó sang một bên trong chốc lát và phân tích tiền đề của những lời phản biện từ phụ nữ, tiêu chuẩn kép. Cũng giống như hầu hết những sự sai lệch có sức ảnh hưởng, chúng mang tính xuyên tạc, nhiều hơn là một lời phủ định đơn thuần, cho một sự thật quan trọng nào đó. Nghe thì có vẻ rất hợp lý, thế nên nó rất nguy hiểm, vì nghe rất giống sự thật.
Trong thực tế, đàn ông chưa từng được khuyến khích đi tìm kiếm tình dục phổ thông với nhiều phụ nữ. Làm sao mà một xã hội chuẩn mực lại có thể khuyến khích cho những hành vi ấy? Những hệ quả tất yếu và rõ ràng là: những người phụ nữ bị bỏ rơi và những đứa trẻ không cha là những người sẽ trở thành gánh nặng tài chính cho các bên thứ ba vô tội. Theo đó, đàn ông lăng nhăng, theo truyền thống thì vẫn luôn bị coi là phóng túng, nguy hiểm và đáng khinh bỉ. Họ vẫn luôn bị gọi bằng những cái danh như “dâm đãng” hay “trác táng”. Nguyên tắc truyền thống trong việc quan hệ tình dục trước giờ vẫn là giữ mình ngoài hôn nhân và tin tưởng nhau trong hôn nhân—cho cả hai giới tính.
Nhưng ở một khía cạnh khác thì không nghi ngờ gì, tiêu chuẩn kép là có xảy ra: Hành vi tình dục sai lầm, dù là ăn cơm trước kẻng hay ngoại tình, thường bị coi là vấn đề nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với ở đàn ông, và những hình phạt được quy định trong xã hội dành cho hành vi ấy thường cũng lớn hơn. Nói cách khác, trong khi cả hai giới được mong đợi là sẽ thực hành chế độ một vợ một chồng, và với phụ nữ thì điều đó lại càng đặc biệt quan trọng. Tại sao phải thế nhi?
Đầu tiên, họ có xu hướng rất giỏi việc đó. Đây chẳng phải là sự vượt trội về mặt đạo đức gì ở phụ nữ, vốn được rất nhiều đàn ông cảm thấy yên tâm để tin tưởng, nhưng là do nồng độ testosterone ở mức thấp hơn và chu kỳ tình dục của họ cũng chậm hơn: tỉ lệ rụng trứng là một giao tử mỗi tháng.
Thứ hai, nếu toàn bộ phụ nữ đều chung thủy, thì đàn ông bất đắc dĩ cũng sẽ chung thủy: Về mặt số học thì chế độ đa thê sẽ không thể nào là chuẩn mực xã hội cho đàn ông, ví lý do liên quan đến tỉ lệ giới tính trong quá trình sinh sản.
Thứ ba, tính riêng tư trong hành vi tình dục và quá trình mang thai 9 tháng có ý nghĩa rằng, trong khi chẳng một ai lại đi thắc mắc là mẹ của một đứa trẻ bất kỳ nào đó là ai, thì sự thắc mắc sẽ đổ dồn về người cha của đứa bé ấy. Sự chung thủy là cần thiết đẻ đảm bảo rằng những đứa con của người vợ cũng là những đứa con của anh ta.
Thứ tư, bên cạnh những đứa con, thì phụ nữ là những đối tượng chính được hưởng lợi từ hôn nhân. Hầu hết đàn ông chấp nhận lãng phí cuộc đời họ cho những công việc họ chả quan tâm mấy, chỉ để hỗ trợ vợ và gia đình mình. Với phụ nữ, hôn nhân lại trùng hợp với sự hợp lý về tính kinh tế; với đàn ông, đi với gái mại dâm thì có vẻ là một thỏa thuận hợp lý hơn. Theo đó, việc giữ trinh tiết trước hôn nhân và chung thủy trong hôn nhân là những thứ tối thiểu mà một người phụ nữ phải mang ơn chồng của cô ta. Thật vậy, từ quan điểm truyền thống, thì cô còn nợ ơn từ anh ta nhiều hơn thế. Cô ấy còn phải xây dựng tổ ấm cho anh, đổi lại lòng biết ơn và sự chung thủy chính là sự hỗ trợ của anh ta dành cho cô, và chấp nhận anh ta là người chủ của gia đình.
Mối quan tâm mang tính truyền thống dành cho những người phụ nữ sa ngã, không có nghĩa là không có “những người đàn ông sa ngã”. Gian dâm thường bị coi là tội lỗi của sự yếu đuối, và chắc chắn rằng rất nhiều người đàn ông đã mắc phải lỗi lầm ấy đã cảm thấy rất xấu hổ. Tiêu chuẩn kép thật sự ở đây chính là rất ít người thông cảm với họ. Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có xu hướng thương hại cho phụ nữ hơn. Vài nam tiểu thuyết gia nổi tiếng của thế kỷ thứ 19 đã cống hiến hết mình để khắc họa được sự cảm thông đối với những người phụ nữ ngoại tình. Đàn ông, theo chiều ngược lại, được hy vọng là sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hành động của họ, mà chẳng có câu hỏi nào. Nói cách khác, tiêu chuẩn kép lại ưu ái phụ nữ. Cũng như hầu hết các vai trò của từng giới tính truyền thống, ví dụ như nghĩa vụ quân sự là bổn phận đặc biệt của đàn ông. Trách nhiệm của phụ nữ là người thực thi chính của chế độ một vợ một chồng, có thể coi đó là một ngoại lệ.
Sau cùng thì giải pháp cho vấn đề tiêu chuẩn kép là gì? Liệu nó có mang tính thực tế không, khi giao cho những chàng trai trẻ đang tuyệt vọng trong tình dục ấy trách nhiệm đặc biệt, để đảm bảo rằng sẽ không có hành vi gian dâm xuất hiện nữa? Hay là phụ nữ nên bị giam hết lại để biến việc đó thành chuyện không thể? Về lý thì, một người phụ nữ phải hoặc không có bạn tình, hoặc có một bạn tình, hoặc là có nhiều hơn một bạn tình. Hai lựa chọn đầu tiên thì được xã hội chấp nhận; còn lựa chọn thứ 3 thì không. Bị xã hội từ chối là thế tuy nhiên nó không bao gồm sự ép buộc trong đó. Những người phụ nữ vẫn cứ khăng khăng để kết đôi với nhiều người đàn ông thì rồi họ vẫn sẽ làm được thôi. Nhưng họ phải tự chịu trách nhiệm cho hành vi đấy và những hậu quả của nó.
Những lời than phiền của phụ nữ về chuyện tiêu chuẩn kép chỉ đề cập đến một số ít trường hợp trông thì có vẻ khá ưu ái với đàn ông. Họ sẽ chẳng ngại làm lợi cho bản thân từ chính những thứ mà họ được ưu ái. Những người vợ trong hiện đại, với cuộc hôn nhân có hai nguồn thu nhập, ví dụ, thường cho rằng “những gì tôi kiếm được là của tôi; những gì anh ta kiếm được là của chung”. Những người phụ nữ trẻ cứ nhấn mạnh vào “sự độc lập” của họ, nhưng cũng cho rằng họ xứng đáng nhận được sự bảo vệ của đàn ông khi mọi thứ trở nên khó khăn.
Nhưng quan điểm sau cùng của thói đạo đức giả của phụ nữ trong xã hội hiện đại chính là ngụy biện cho quyền được ngoại tình là dành riêng cho phụ nữ. Quan điểm này được thể hiện rõ trong rất nhiều quyển tiểu thuyết self-help đương thời nhắm đến phụ nữ. Mấy tựa sách như Get Rid of Him và Ditch That Jerk rất dễ để được tìm thấy bên cạnh những quyển Men Who Can’t Love: How to Recognize a Commitmentphobic Man. Nói tóm lại, tôi yêu cầu sự chung thủy từ bạn, nhưng bạn không có quyền mong cầu nó từ tôi. Rất nhiều người phụ nữ trông thật sự chẳng thể nhận thấy sự mâu thuẫn ở đây. Phụ nữ hiện đại muốn nhận được những lợi ích từ hôn nhân nhưng lại không muốn chịu trách nhiệm;cô ấy muốn một thằng cưới cô nhưng cô thì lại không cưới hắn. Đó chính là ước mơ muôn đời về sự tự do vô trách nhiệm: Trong công thức của nữ quyền, tự do là cho phụ nữ, trách nhiệm là cho đàn ông.
Đàn ông thường sẽ chấp nhận rằng, yêu cầu của họ là sự chung thủy từ chính những người vợ của mình, bao gồm cả nghĩa vụ tương ứng trong sự chung thủy với những người vợ của họ. Thật tế, tôi tin rằng hầu hết đàn ông đều đang quá căng thẳng vì điều này. Với một người đàn ông, sự chung thủy trong hôn nhân nên là vấn đề của việc bảo vệ thanh danh của anh ta và chắc chắn rằng anh ta có thể trờ thành một người cha mẫu mực trước các con của anh ấy; cảm xúc của vợ anh ta là vấn đề thứ cấp, cảm xúc của anh ta cũng nên như thế. Trong bất cứ trường hợp nào, lời thề hôn nhân được xây dựng rất kỹ càng để thể hiện sự tương hỗ của các nghĩa vụ; cả đàn ông lẫn phụ nữ cùng cam kết chung thủy trọn đời. Từ những sự khác biệt về giới tình từ bẩm sinh đã được nếu ra trước đó, ta thấy rằng sẽ chẳng còn cách nào có thể loại bỏ được tiêu chuẩn kép tốt hơn những gì mà hôn nhân vốn đã cố gắng giải quyết.
TÀN DƯ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG: “DATE RAPE”
Vài năm sau cuộc cách mạng tình dục, các bản báo cáo gây sốc bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn những người phụ nữ trẻ tuổi—trong khoảng ¼ tới ½ lượng báo cáo—được cho là nạn nhân của việc hiếp dâm. Sự bàng hoàng đã chuyển sang nỗi hoang mang khi các nạn nhân tiết lộ những câu chuyện của họ. “Những kẻ hiếp dâm”, hóa ra, chưa bao giờ nằm yên trong những nơi vắng vẻ và đợi con mồi của mình tới, chẳng có vũ khí, hay tấn công nạn nhân. Thay vì vậy, những vụ “date rape” (hiếp dâm dưới cái mác hẹn hò) lại diễn ra ở những nơi rất riêng tư, thường là tại những căn phòng trong ký túc xá tại trường đại học, và cũng chẳng có sự đe dọa hay hành vi bạo lực nào. Thực tế cho thấy, những trường hợp ấy trông chả giống mấy với những gì mà ta thường nghĩ về chuyện hiếp dâm.
Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Hãy để một bé gái còn rất nhỏ, chưa hiểu gì về ham muốn tình dục và để bé gái ấy nghe những thông tin tuyên truyền và để khiến bé nghĩ rằng, mình có quyền có được mọi thứ mà bé muốn bằng bất cứ cách nào trong môi trường này—mà chẳng cần có những nghĩa vụ tương xứng với Chúa, với cha mẹ của cô bé, hay bất cứ ai khác. Đừng chỉ dẫn cho cô bé bất cứ điều gì có lợi cho việc đạt được thứ cô bé muốn, cách để cô bé có thể điều chỉnh cách cư xử của bản thân, hay những phẩm chất gì mà cô bé nên kiếm tìm ở một người đàn ông trẻ tuổi. Thêm nữa, hãy dạy cho cô bé rằng khái niệm về những khác biệt tự nhiên về giới tính cũng chỉ là sự mê tín đến nực cười, mà thời đại được khai sáng của chúng ta đang dần vượt qua—và ngụ ý rằng ham muốn tình dục ở đàn ông cũng chẳng khác mấy hay thậm chí có phần mãnh liệt hơn của cô bé ấy chứ. Đồng thời, khi cô bé trưởng thành hơn về mặt thể chất, hãy bảo vệ cô ngay trong căn nhà của cha mẹ cô bé, che chở cô khỏi những trách nhiệm.
Sau đó, ở tuổi 17 hay 18, hãy tách cô khỏi gia đình của mình và những người mà cô từng biết đến. Giờ thì cô có thể thức khuya bao lâu tùy thích! Cô có thể tự quyết định mình nên học khi nào và bao nhiêu là được! Bất cứ khi nào có thể, cô sẽ kết thân với những người bạn mới, cả nam thanh lẫn nữ tú. Chẳng có vấn đề gì nếu những người bạn ấy về phòng cô hoặc cô qua phòng của những người bạn ấy; mọi người đều cảm thấy hoàn toàn bình thường về chuyện đó. Vậy có gì khác biệt chứ nếu đó là một chàng trai mà cô đã gặp tại một buổi tiệc? Anh ta trông cũng có vẻ tốt bụng đấy chứ, cũng giống như những người bạn mà cô gặp trong lớp.
Giờ thì ta hãy xem xét đến người đàn ông trẻ tuổi mà cô ấy đang một mình ở bên. Anh ta chẳng phải là một vị thánh hay một tên tội phạm, nhưng, cũng giống như tất cả những người đàn ông trẻ tuổi khác trong những năm đại học, anh ta cực kỳ hứng thú với chuyện quan hệ. Có những lúc anh chẳng thể tập trung học hành vì bị phân tâm bởi ý nghĩ về thân hình của vài người phụ nữ trẻ khác. Anh ấy cũng có một ít kinh nghiệm thực chiến với vài cô gái, nhưng hầu hết toàn là chuyện không mấy vui vẻ. Anh ta cũng từng vài lần bị từ chối nhưng vẫn cố tỏ ra là mình ổn, và chuyện xảy ra còn nhục nhã hơn những điều mà anh thừa nhận. Anh ta bị ấn tượng rằng, đối với những người đàn ông trẻ tuổi khác, mọi thứ trông chẳng khó khăn mấy: “Ai cũng biết rằng”, sau tất cả thì, từ những năm 1960s đàn ông có thể tiếp cận với mọi kiểu quan hệ tình dục mà họ muốn, đúng chứ? Anh ta bị oanh tạc bởi những cuộc nói chuyện với nội dung về tình dục trên truyền hình này, trong câu từ của những bài hát nổi tiếng này, trong những tin đồn về những người bạn được cho là đã “dứt điểm” với cô em này hay cô em kia. Anh ta bắt đầu thắc mắc là liệu có gì đó không đúng đang xảy ra với anh không.
Hơn hết, anh cũng nhận được sự giáo dục về giới tính, y như những gì mà cô gái đang ở bên anh lúc này, được giáo dục. Anh đã học được rằng, mọi người có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn. Trừ cái việc hiếp dâm ra.
Anh cũng được dạy rằng là chẳng có điểm khác biệt quan trọng nào giữa cả hai giới. Điều đó tất nhiên có nghĩa là, các cô gái kia cũng ham muốn chuyện quan hệ tình dục nhiều như anh muốn mà thôi, mặt khác họ còn giả vờ rất khéo nữa kìa. Và chẳng phải những ham muốn thật sự của họ đã được xác nhận thông qua tất cả các trang bìa của tạp chí Cosmopolitan mà anh ta thường xuyên thấy tại các cửa hàng tạp hóa hay sao? Nếu phụ nữ quá hào hứng khi đọc những tờ tạp chí ấy nhiều đến vậy, tại sao lại quá khó để có thể tìm một cô gái, sẵn sàng ngủ với anh ta như thế?
Nhưng đêm nay, có vẻ như cuối cùng thì chuyện cũng đã thành công. Anh ta đã gặp được một cô gái tại buổi tiệc. Họ đã tán dóc, và có lẽ đã uống một chút: những nụ cười, trông rất khác với những cô gái đã từng từ chối anh ta rất nhanh hồi còn ở trung học. Cô ấy còn thậm chí sau đó còn để anh tới phòng của cô nữa (hoặc là tới phòng của anh). Chẳng cần phải là thiên tài thì mới nhận ra được điều mà cô ấy đang nghĩ tới, anh tự nói với bản thân mình như thế. Đây là một thời điểm vô cùng quan trọng đối với anh ta; mỗi một ounce tự trọng của anh đang được thử thách. Anh cảm thấy bối rối và tim anh ta đập liên hồi, nhưng anh cố gắng diễn như thể anh biết mình đang làm gì. Cô gái cũng cảm thấy bối rối, và anh cũng gặp phải không ít những dấu hiệu chống cự (hoặc có vẻ chỉ anh ta thấy thế). Anh ấy không thật sự tận hưởng nó mấy, và không chắc rằng liệu cô gái kia có cảm thấy vậy không nữa. Nhưng đó chỉ là vấn đề phụ thôi; cái chính là anh ta giờ đã có thể xem bản thân mình là một người đàn ông thật sự. Sau đó họ có thể nói với nhau về những điều kiện mà cả hai mong muốn, liệu cô có trở thành một người bạn gái bình thường của anh hay không, v.v. Hôn nhân chẳng phải là thứ trước tiên anh suy nghĩ tới, nhưng—thậm chí—chắc cũng không bỏ qua đâu. Anh hỏi cô thấy thế nào sau cuộc mây mưa, và cô lẩm bẩm rằng cô thấy “ổn”. Điều này khiến anh cảm thấy yên tâm. Và phần chia tay có phần gượng gạo diễn ra ngay sau đó.
Đêm hôm đó hay vào sáng hôm sau, người phụ nữ trẻ của chúng ta cố gắng hình dung xem chuyện gì đã xảy ra với bản thân cô ấy. Tại sao anh ấy lại đột nhiên đẩy mọi chuyện đi nhanh đến vậy? Chẳng phải anh ta cố tiếp cận cô trước à? Ảo thật đấy, mọi thứ diễn ra quá nhanh đi. Tình dục, thứ mà cô vẫn luôn nghe nói tới, đáng ra phải là một thứ gì đó vô cùng tuyệt diệu; nhưng sao trải nghiệm này khiến cô chẳng thấy thích thú gì cả. Cô cảm thấy mình bị lợi dụng.
Tất nhiên rằng, cô ấy chẳng việc gì phải thắc mắc quyền của bản thân cô, để được quan hệ với người đàn ông trẻ tuổi ấy nếu cô muốn. Quy tắc đạo đức số một, mà tất cả chúng ta đều biết, là việc quan hệ tình dục giữa những người lớn đủ tuổi quan hệ là hợp pháp. Cô ấy chỉ không chắc là cô ấy đã muốn làm chuyện đó hay không. Thực tế thì, càng nghĩ về chuyện đó, thì cô càng chắc chắn rằng cô đã không muốn thế. Nhưng nếu cô không muốn thế, vậy là hành động ấy chống lại ý chí của cô à, đúng không? Và nếu hành động đó là chống lại ý chí của cô, vậy nó có nghĩa rằng . . . cô đã bị hiếp dâm?
Tôi thấy đồng cảm cho cô gái trẻ ấy, từ góc nhìn của việc thiếu sự giáo dục, có lẽ đã khiến cô thiếu sự chuẩn bị cho tình huống mà cô đã vướng vào. Nhưng để trả lời cho câu hỏi rằng cô có bị hiếp dâm hay không, câu trả lời rất rõ ràng, là không.
Hãy để tôi giải thích bằng phương pháp loại trừ với phần trả lời ít mang tính cảm xúc hơn nhé. Hãy xem xét một người mua một tờ vé số và không thẳng được giải gì. Tôi cho rằng anh ta sẽ phản biện như sau: “Tôi chấp nhận bỏ tiền là vì tôi muốn có giải thưởng. Tôi sẽ không bỏ một xu nếu tôi biết trước là tôi sẽ mất hết; do đó việc tôi bị tước đoạt tiền của mình là trái với ý chí của tôi; chính vì thế nên tôi là nạn nhân của trò trộm cướp này”. Sẽ chẳng ai đồng ý lập luận này là hợp lý đâu. Tại sao chúng ta nên đồng ý chứ?
Vì lý do rất hợp lý như trên, nó đã giúp phủ định lại cái nguyên tắc ban đầu mà tôi đã nói về việc chịu trách nhiệm của mọi cá nhân. Những ai muốn có những lựa chọn cho riêng mình đều phải sẵn sàng chấp nhận những hậu quả theo sau sự những lựa chọn ấy. Hãy cân nhắc về những trường hợp khác: Nếu những người thua vé số đều được hoàn tiền thì sẽ chẳng còn tiền cho giải thưởng, và thế sẽ không còn vé số nữa. Vì những lý do tương tự như trên, hầu hết những nền văn mình đều phụ thuộc vào chuyện người dân phải chịu trách nhiệm cho những hành động của họ. Giữ cam kết, và hoàn thành nghĩa vụ cho dù họ có thích hay không thích những hậu quả theo sau.
Người bà của người phụ nữ trẻ trong câu chuyện của chúng ta không ý thức được rằng, bà sở hữu “quyền” để được ngủ với những chàng trai mà bà cảm thấy hứng thú—hay mời anh ta về phòng của mình và hy vọng rằng sẽ chẳng có gì xảy ra. Đó chính là những người nam và người nữ theo chủ nghĩa không tưởng trong giai đoạn hậu chiến tranh, những người cho rằng phụ nữ nên được tiếp cận với sự tự do không giới hạn về quyền được chọn thứ gì là quan trọng với họ. Không may rằng, họ đã chẳng đặt nặng vấn đề chịu trách nhiệm cho những lựa chọn sai lầm. Thay vì thế, những chuẩn mực đạo đức và xã hội dành riêng cho phụ nữ, theo truyền thống thì được sử dụng để hướng dẫn họ phải cư xử ra sao, thì nay bị xem là những rào cản vô lý, ngăn không cho họ tận hưởng cuộc sống này. Dưới sức ảnh hưởng ấy, hai thế hệ phụ nữ tiếp theo đã bị dẫn dắt đến với niềm tin rằng, miễn là họ thấy hài lòng thì sẽ được hạnh phúc và không có bất kỳ rủi ro nào kèm theo. Từ đó sinh ra những lời ngụy biện mang tính đạo đức như “Tôi không thích nó; nên tôi không muốn nó; nên nó đi ngược lại với ý chí của tôi”.
Với những ai tin rằng, một xã hội của những con người tự do và trách nhiệm thì phải đáng mong chờ hơn cái xã hội dựa trên sự kiểm soát tập trung, thì cái lý do giải thích cho xu hướng date rape lại càng đáng lo ngại hơn. Thay vì chỉ cần tuân thủ nguyên tắc đạo đức và đề phòng chung, thì mọi người lại chọn dựa dẫm vào luật pháp để bảo vệ phụ nữ trong những tình huống như tôi đã miêu tả ở trên, vốn chỉ có thể được đáp ứng theo đúng nghĩa đen khi ta phải “có một cảnh sát túc trực trong mọi phòng ngủ”. Tuy nhiên, ta chỉ có thể cảm thông cho những người trẻ lầm lỡ có dính líu tới câu chuyện ấy (và ý tôi là cả đàn ông lẫn cả phụ nữ), chúng ta phải khẳng định lại rằng, việc tạo ra một môi trường hoàn toàn an toàn cho họ, hay bảo vệ họ khỏi những hệ quả từ hành vi của họ, hay đảm bảo rằng việc quan hệ tình dục sẽ là con đường đưa họ tới sự hạnh phúc, không phải là trách nhiệm của ta. Bởi vì có vài thứ còn quan trọng hơn rất nhiều so với nỗi đau mà họ đã chịu đựng, và nằm trong số đó chính là nguyên tắc về trách nhiệm mà sự tự do của tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào.
Từ quan điểm truyền thống, sức mạnh dục vọng của một người phụ nữ, sử dụng lên người đàn ông, chưa bao giờ được xem là những quyền cá nhân vô điều kiện mà cô cho là mình có. Thay vào đó, việc tận dụng nguồn sức mạnh vốn có này lại được hiểu là phải gánh vác những tránh nhiệm vô cùng rộng lớn—với Chúa, với gia đình của cô, với người đàn ông mà cô đã trao thân, với những đứa trẻ được sinh ra từ sự kết hợp ấy, và với niềm hạnh phúc về dài lâu của chính cô. Để có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là một tạo vật, người con gái, người vợ và người mẹ thì cô cần phải có khả năng tự kiểm soát bản thân. Khả năng tự kiểm soát nhu cầu về tình dục thông qua sự giáo dục cũng như được xã hội củng cố thêm, được biết đến với cái tên sự thùy mị. Sự thùy mị đòi hỏi trước nhất là bổn phẩn giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân và chung thủy trong hôn nhân; thứ hai, sự thùy mị đòi hỏi việc duy trì một thái độ nhất định với những người đàn ông—lịch thiệp nhưng dè chừng.
Giờ đây, mỗi nghĩa vụ đều phải bao gồm một quyền lợi kèm theo: Nếu ta có nghĩa vụ chu cấp cho con cái của ta, hay nghĩa vụ bảo vệ đất nước, thì ta luôn đòi hỏi quyền lợi để ta thực hiện những nghĩa vụ trên. Trước đây, trước khi những quyền về tình dục được luật pháp công nhận, thì những quyền này được hiểu là những nghĩa vụ được nêu trên đều phải bao gồm sự thùy mị. Do đó, người phụ nữ có quyền từ chối việc tiến tới quan hệ tình dục với bất cứ người đàn ông nào khác, trừ chồng của cô ta. Nhưng đó là vì cô không được kỳ vọng có nguyên tắc đạo đức nào chấp nhận chuyện gian dâm hoặc ngoại tình (ngay cả khi còn chẳng có hình phạt nào cho hành vi đó cả).
Lý do mà việc hiếp dâm được xem nhưng một hình thức tấn công cực kỳ đáng ghê tởm, là vì hành vi đó vi phạm nguyên tắc đạo đức về tính riêng tư, mà một người phụ nữ đã phải kiềm nén những dục vọng nhất thời của mình để đối lấy sự hạnh phúc của những người thân yêu nhất với cô. Sự khiêm tốn ấy cần phải được tôn trọng, hoặc phải được bảo vệ, nếu đó là thứ cho thấy chức năng xã hội quan trọng trong việc bảo vệ thanh danh của những gia đình.
Theo luật La Mã, hiếp dâm gái điếm không được xem là một tội nghiêm trọng: Một người đàn ông không thể xâm phạm đến sự thùy mị của một người phụ nữ nếu cô ấy đã chẳng còn điều đó trong mình. Theo luật Châu Âu sau này, hiếp dâm gái điếm cũng bị coi là phạm tội. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng, khái niệm hiếp dâm đã bị tách rời với sự nết na của người phụ nữ; đúng hơn là luật pháp hiện nay đã chấp nhận vào bảo vệ những trường hợp ăn năn vì đã đánh mất sự thùy mị của bản thân. (Cơ đốc giáo có liên quan ở vấn đề này).
Cuộc cách mạng tình dục đã khẳng định quyền quan hệ của mỗi cá nhân dựa trên những điều kiện của anh ta hoặc cô ta—nói cách khác, đó là quyền về sự ích kỷ hoàn hảo trong vấn đề thỏa mãn tình dục. Một hiệu ứng từ sự thay đổi này chính là việc loại bỏ đức hạnh thùy mị của người phụ nữ. Chả ai lãng quên nó cả, tất nhiên rồi, nhưng rồi dần dà về sau mọi người sẽ quen với việc lựa chọn theo gu cá nhân, như cứ thích quen mấy thằng khốn hay quan hệ đồng tính chẳng hạn. Khi sự hứng thú ban đầu của việc từ bỏ trách nhiệm trong việc phải kềm chế bản thân đã không còn mãnh liệt như trước, thì họ cũng nhận ra rằng niềm hạnh phúc được hứa hẹn trước kia cũng đã chẳng xuất hiện. Và lý do mà họ sẽ sớm nhận ra điều đó, là vì những điều kiện mà đàn ông muốn đặt ra khi thực hiện quan hệ tình dục lại không giống với những điều mà phụ nữ luôn khát khao. Thế nên, việc trao cho đàn ông quyền được quan hệ tình dục theo những điều kiện họ mà họ đặt ra, nhất thiết phải có sự phủ định lại quyền của người phụ nữ.
Tình trạng hỗn loạn, cùng với những gì mà cuộc cách mạng tình dục đã tạo ra chính là điều kiện cần thiết cho một giai đoạn chuyển tiếp.
TỪ HỖN LOẠN TÌNH DỤC ĐẾN KHỦNG BỐ TÌNH DỤC
Cái triết lý chính trị sáo rỗng, cho rằng công dân mà càng ít khả năng kềm chế bản thân, thì họ càng bị cưỡng bức nhiều bấy nhiêu. Sự cần thiết về mặt lợi ích dưới hình thức trao đổi, có thể được tìm thấy trong những cuộc nổi dậy bất thường như những cuộc cách mạng Pháp và Nga. Đầu tiên, những khuôn mẫu và những chuẩn mực theo tập quán xưa cũ đều bị gạt sang một bên nhân danh sự tự do. Khi tình trạng mất kiểm soát sau đó trở nên khó có thể chịu đựng được nữa, thì một vài nhóm có tham vọng, độ tự tin, và độ tàn nhẫn sẽ thành công trong việc áp đặt trật tự của chính họ lên chính cái xã hội đang suy yếu ấy. Đấy là những gì sẽ dần xảy ra, cả trong trường hợp của cuộc cách mạng tình dục, vai trò của phái Jacobins/Bolsheviks nay sẽ được đảm nhiệm bởi các nhà hoạt động vì nữ quyền.
Con người không thể sống mà thiếu mất đi những chuẩn mực xã hội, để chỉ dẫn họ trong việc đối xử giữa những cá nhân với nhau. Chẳng ai lại hy vọng rằng những người phụ nữ trẻ sẽ tạo ra một hệ thống đạo đức tình dục, như cách mà Descartes đã kiến thiết ra hẳn một cái vũ trụ trong tâm trí của chính ông. Nếu bạn thôi tìm kiếm những chuẩn mực trong hôn nhân, thì họ sẽ tìm kiếm sự chỉ dẫn từ bất cứ nơi nào mà họ cho là sẽ tìm ra nó. Trong 30 năm qua, họ đã tìm thấy được chỉ dẫn cho bản thân thông qua nữ quyền, đơn giản là vì những nhà nữ quyền đã lấn át đi tiếng nói của người khác qua việc tuyên truyền của họ.
Sau khi khuyến khích những người phụ nữ trẻ thực hiện thử nghiệm tình dục, chủ nghĩa nữ quyền cũng thấy rằng, nó có thể tư lợi từ những bất hạnh mà chính nó đã gây ra. Kế hoạch của họ trong việc viết lại những nguyên tắc trong hành vi tình dục loài người, một mặt thì có thể coi là sự tiếp nối kế hoạch không tưởng của những người theo chủ nghĩa tự do, mặt khác thì có thể coi là sự phản động chống lại những gì mà nó đại diện. Những nhà nữ quyền chấp nhận khái niệm về quyền được thực hiện những gì có lợi cho người đó mà không cần phải chịu trách nhiệm với người khác; họ gần như khẳng định rằng, chỉ có phụ nữ mới có cái quyền này.
Trong quá trình tìm kiếm những cơ sở đạo đức và hợp pháp, để có thể áp đặt những suy nghĩ mang tính viễn vông trên, họ đã tìm thấy quy định cổ xưa chống lại nạn hiếp dâm. Những nhà nữ quyền hiểu hiếp dâm là gì, tuy nhiên, không phải với góc nhìn từ việc xâm phạm đến sự thùy mị của một người phụ nữ hay sự chung thủy trong hôn nhân, mà là dưới góc nhìn của những mong muốn mang tính cá nhân hơn. Họ sử dụng bộ luật cổ chống lại nạn hiếp dâm để áp đặt, nhưng mục đích không phải là để tôn trọng sự thùy mị của người phụ nữ, mà là để phục tùng cho những ham muốn bất chợt của phụ nữ. Lý tưởng của họ, không phải là sống trong xã hội với người đàn ông có khả năng tự chủ, cho phép một người phụ nữ thực hiện quyền của cô ấy, mà là với người đàn ông sẵn sàng phục tùng vì niềm vui của một người phụ nữ—người đàn ông sẽ cư xử như thể, không phải là một quý ông, mà là một công cụ để thỏa mãn tình dục.
Nhưng việc coi thường những mong muốn cá nhân của một người phụ nữ rõ ràng không phải là lý do mà đàn ông bị ghét bỏ, bị bỏ tù, ở một vài xã hội thì tội hiếp dâm thậm chí còn bị tuyên án tử hình. Đứng từ góc nhìn mới, thì việc đồng ý quan hệ tình dục là vấn đề có phần quan trọng hơn sự bền chặt trong hôn nhân, với cùng một hành vi quan hệ tình dục thì vào thứ Hai hay thứ Tư thì bị coi là phạm tội, còn vào thứ Ba và thứ Năm thì nó được coi là quyền, phụ thuộc vào sự chuyển biến trong tâm lý của một người phụ nữ. Giới nữ quyền cho rằng tội hiếp dâm chưa được xem xét một cách nghiêm túc; có lẽ tốt hơn hết thì nên hỏi xem như thế nào mới thật sự là nghiêm túc một lần luôn, rồi ta sẽ bắt đầu ra luật theo cái cách mà họ muốn. Nếu phụ nữ muốn được tự do làm những gì mình muốn lên người đàn ông, thì tại sao đàn ông không được tự do làm những gì mình muốn lên người phụ nữ?
Thật vậy, chiến dịch date rape có được sự thành công là dựa vào sức ảnh hưởng cho tới hiện thời từ những quan điểm cổ xưa. Bản thân những nhà nữ quyền cũng chả cảm thấy bị bối rối bởi những quan điểm này; thế nên mới có chuyện họ tự do “tái định nghĩa lại nạn hiếp dâm” là gì. Tất nhiên rằng, với những người vẫn còn sử dụng thứ Tiếng Anh truyền thống như chúng ta, điều này bao gồm cả việc cho phép họ buộc tội đàn ông một cách sai trái.
Một người có thể sẽ thấy đồng cảm cho “những nạn nhân của date rape”, nếu trong trường hợp những nạn nhân này đồng ý lấy người đã hãm hiếp họ làm chồng, trường hợp những nạn nhân này sợ hãi vì trong mắt của những ứng cử viên khác thì họ đã bị “hủy hoại”, và trường hợp là họ đã sẵn sàng để thực hiện nghĩa vụ làm người vợ, làm người mẹ. Nhưng đơn giản là vì đó không phải trường hợp mà ta đang nói tới. Những người thực hiện chiến dịch date rape, nếu không nói là chính những cô gái trẻ đang tự làm bản thân bối rối, có thái độ thù địch với ý tưởng về hôn nhân, và sẽ chẳng bao giờ coi đó là giải pháp cả. Họ chỉ muốn bỏ tù đàn ông, chứ không muốn đàn ông trở thành những người chồng có trách nhiệm. điều này còn kinh khủng hơn cưới chạy bầu nữa, vì ít nhất thì nó cho phép người đàn ông thực hiện trách nhiệm của một người cha đối với đứa trẻ mà anh đã sinh ra.
Và điều gì có lợi cho phụ nữ từ việc cầm tù đàn ông như những tên date rape, từ chính sự thôi thúc trong khát khao được trả thù? Từ chuyện đàn ông bị trừng phạt thì chúng ta cũng thấy rằng, những người phụ nữ đang bị bối rối trong vấn đề đạo đức từ chính sự lệch lạc trong cái cảm giác nạn nhân của họ—sự oán hận sẽ không có điểm dừng, cũng giống như chuyện càng gãi lại càng ngứa thêm.
Việc phụ nữ càng được củng cố thêm niềm tin rằng, đây chính là quyền của họ, muốn làm gì thì làm khi người đàn ông có hành vi hiếp dâm họ. Việc đó càng khiến cho họ cư xử với ít sự tôn trọng hơn với đàn ông, hay thực hiện ít hơn những hành động mang tính thấu hiểu hay cảm thông với những người đàn ông. Nói tóm lại, họ bắt đầu quen với cách suy nghĩ và cư xử như những đứa trẻ ngỗ ngược, và đòi hỏi mọi thứ và không sẵn sàng để cho đi bất cứ thứ gì.
Trong khi đó, đàn ông phản ứng với việc này theo những cách không quá khó để đoán được. (Ban đầu) họ chẳng từ chối chuyện quan hệ tình dục bất chính với nhiều người phụ nữ, bởi vì sự thiếu sót về mặt đạo đức của phụ nữ sẽ chẳng để lại ảnh hưởng gì quá lớn lên hành vi quan hệ tình dục ấy. Nhưng về mặt lý trí thì, họ sẽ từ chối dính líu sâu hơn đến các cô. Thế nên phụ nữ cũng đã được trải nghiệm những cuộc hôn nhân và “những mối quan hệ” với đàn ông ở một số lượng ít hơn, ngắn hơn và cũng tệ hơn nữa. Nhưng họ không đổ lỗi cho bản thân vì sự không hài lòng mà họ đang trải qua; họ từ chối thừa nhận bất kỳ sự liên hệ nào giữa hành vi của họ với sự cô đơn và tuyệt vọng mà họ đang cảm thấy. Từ đó, hơn lúc nào hết, ta cũng nhận được những mô tả rất thường xuyên về những người đàn ông được cho là những kẻ hiếp dâm hay những kẻ săn mồi, lạ lùng thay là những người đàn ông này lại từ chối nhận tội.
Thật vậy, những người duy nhất được hưởng lợi từ việc áp đặt ra những quy chuẩn mới chính là những nhà nữ quyền đã tạo ra chúng. Sự sống còn của phong trào, phụ thuộc vào việc duy trì nguồn cung, là gồm những người phụ nữ đang cảm thấy phẫn uất, những người tin rằng quyền của mình đang bị xâm phạm; ta chỉ có thể thừa nhận rằng những nguyên tắc giúp củng cố thêm cho những chiến dịch date rape được thiết kế một cách đáng ngưỡng mộ, để đảm bảo việc duy trì nguồn cung ấy. Nữ quyền là phong trào lớn mạnh trên chính những thất bại của nó; do đó, thật khó để có thể đảo ngược phong trào này.
Từ điển đại học Merriam-Webster, bản thứ 11, lần đầu tiên liệt kê cách sử dụng của cụm từ “date rape” vào năm 1975. Trong vài năm, chúng ta cũng thấy rằng một người theo chủ nghĩa truyền thống tận tâm như Thomas Fleming của tạp chí Chronicles cũng sử dụng cách diễn đạt ấy một cách thẳng thắng, y như bất cứ nhà hoạt động vì nữ quyền nhiệt thành nào. Công cụ thứ hai của giới nữ quyền trong triều đại khủng bố tình dục – đó là “quấy rối tình dục”, có vẻ như cũng xuất hiện lần đầu vào năm 1975. Trong vòng chưa tới một thế hệ, khái niệm này đã trở thành một nền công nghiệp quốc gia, mang lại cho rất nhiều người một cuộc sống thoải mái. Và lại một lần nữa, ta thấy rằng mô hình mang tính cách mạng này được chấp nhận một cách dễ dàng, bởi những người bảo thủ (conservatives), mà không cần phải tranh luận như thế nào là đàn ông “quấy rối” phụ nữ, và thế nào là “biện pháp để chấm dứt nạn quấy rối”. Ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi là: Người La Mã đã giải quyết nó ra sao? Nhà thờ Cơ đốc giáo đã phản ứng thế nào? Thế còn người Trung Quốc hay người Aztecs thì sao? Câu trả lời rõ ràng rằng chẳng có ai ở trên từng làm gì về chuyện đó cả, bởi vì mô hình ấy chỉ mới được phát triển gần đây trong bối cảnh của phong trào nữ quyền mà thôi. Thế mà chẳng ai nghi ngờ gì à? Vậy tại sao đàn ông lại nhanh chóng thích nghi với những từ ngữ đến từ phía những kẻ đã tuyên chiến với họ vậy?
Ý nghĩa thật sự đằng sau phong trào quấy rối tình dục chính là việc phụ nữ được hưởng thụ “một môi trường không có những sự xúc tiến tình dục không mong muốn”— hiểu theo tiếng Anh toàn dân là, các cô sẽ không phải nhận những lời đề nghị lãng mạn đến từ những người đàn ông kém hấp dẫn. Những ai từng bị ép phải chịu đựng những đoạn video với nội dung phòng chống quấy rối trong các tập đoàn, sẽ thấy rằng điều mà họ đang lên án chỉ là hành vi tán tỉnh theo truyền thống của nam giới mà thôi.
Sự ra mắt của bộ luật về việc quấy rối, được hỗ trợ bởi một chiến dịch, để thông tin đến những người phụ nữ trẻ về thứ quyền lợi mới mẻ này. Ví dụ, ở các trường cao đẳng đã lập nên những ủy ban xử lý tình huống quấy rối, một trong số những ủy ban này đã nêu lên mục đích cho việc thành lập này là “để khuyến khích những nạn nhân đứng lên”. (Tôi từng dự đoán chuyện này sẽ diễn ra sớm thôi). Những kẻ kích động mong muốn sẽ có thật nhiều phụ nữ trẻ tuổi đứng lên tố cáo những hành vi sai trái đến từ những kẻ tán tỉnh không thành công. Và họ đã thành công khá đáng kể; rất nhiều phụ nữ đã không ngần ngại tư lợi cho chính họ từ sự miễn trừ trách nhiệm này. Những người đàn ông trẻ tuổi sẽ cảm thấy thật là mạo hiểm khi tán tỉnh hoặc có lời mời hẹn hò với phụ nữ, để rồi bị cảnh sát hỏi thăm.
Sự bắt nạt của phụ nữ là đi ngược với những hành động trượng nghĩa truyền thống của nam giới. Đàn ông, ít nhất là trong nền văn minh Phương Tây, đã và đang bị xã hội hoá đến độ miễn cưỡng lắm mới phải sử dụng vũ lực lên phụ nữ. Đấy không phải là một nguyên tắc mang tính tuyệt đối: Rất ít người đàn ông phủ nhận rằng, họ có quyền được tự vệ trước một người phụ nữ đang cố gắng giết chết họ. Nhưng có rất nhiều người đàn ông sẽ từ chối việc trả đũa người phụ nữ bằng bất cứ hình thức nào. Thái độ này khác xa so với nguyên tắc về bình đẳng giới của nữ quyền. Thật vậy, điều đó cũng ngụ ý cho quan điểm rằng đàn ông là thể thống trị trong tự nhiên: Đó cũng được xem là một hành động cao quý. Và theo những gì tôi quan sát thấy, hành động tha thứ ẩy chẳng hề làm giảm đi giá trị của bản thân anh ta về lâu dài, nếu đứng từ phía người đàn ông; nói cách khác, đó là nguyên tắc về lòng tự trọng. Nguyên tắc của những hiệp sĩ cho rằng, một người đàn ông chẳng có quyền hạn đạo đức gì để mà sử dụng vũ lực lên phụ nữ, cho dù anh ta hoàn toàncó thể làm như thế.
Một khó khăn rất dễ nhận thấy ở nguyên tắc này là nó cực kỳ dễ bị tổn thương bởi những người lợi dụng nó. Tôi từng có một đứa bạn chung lớp ở trường, và nó từng nghe ở đâu đó rằng “con trai thì không được đánh con gái”. Thật không may, các cô lại diễn giải nó theo cách hiểu rằng, con gái lại có thể đánh con trai, và thế là các cô biến nó thành sự thật. Và các cô trở nên cự kỳ căm phẫn khi các cô biết rằng đôi lúc, cánh đàn ông cũng sẵn sàng đáp trả đấy.
Điểm đặc biệt của hành động cao quý này chính là nó chẳng vì mục đích tư lợi gì cả. Trên quan điểm truyền thống, một người đàn ông phải miễn cưỡng lắm mới sử dụng vũ lực lên phụ nữ, nhưng phụ nữ chẳng có quyền gì để tự phụ từ việc ấy cả. Sự miễn cưỡng bắt nguồn từ việc nhận ra rằng phụ nữ là phái yếu, chứ không phải là mệnh lệnh công nhận đó là quyền hạn của các cô.
Có lẽ là do phụ nữ là phái yếu hơn, nên họ cũng chưa bao giờ phát triển khả năng kềm chế việc sử dụng bạo lực lên đàn ông. Trong một xã hội với một trật tự theo kiểu truyền thống, điều này chẳng mấy khó khăn gì, vì những nghĩa vụ của một người phụ nữ với chồng của cô ta rất dễ để hiểu được và được xã hội ủng hộ. Nhưng thời thế đã thay đổi khi hàng triệu người phụ nữ trẻ hư hỏng và đa cảm bị thuyết phục rằng đàn ông đang “quấy rối” họ và phản ứng thích hợp cho chuyện đó là cầu cứu đến luật pháp và lực lượng cảnh sát của quốc gia. Thật vậy, hệ thống hiện nay được thiết lập để trao thưởng cho họ vì đã hành động như vậy.
Mặt khác, đàn ông thường xuyên bị từ chối theo đúng thủ tục, bị hủy hoại một cách rất chuyên nghiệp và bị đe dọa bởi những hình phạt cực kỳ hà khắc, nếu có bất kỳ hình thức trả đũa nào lên người phụ nữ đã cáo buộc anh ta với một tội danh mới được thành lập và còn chưa được xác định rõ ràng. Vì những lý do thận trọng, một phần nam giới ngoài mặt thì sẽ chấp nhận những điều luật mới. Nhưng cũng không có nghĩa là, cái truyền thống miễn cưỡng lắm mới phải dùng vũ lực để chống lại phụ nữ ấy sẽ tồn tại mãi trong cách thực hiện hành vi của nữ giới ngày nay. Nếu tôi mà là phụ nữ, tôi sẽ lo lắng về chuyện này đấy.
TRỞ VỀ VỚI SỰ NGUYÊN THỦY
Việc thảo luận công khai về cuộc cách mạng tình dục có xu hướng tập trung vào chuyện date rape và “chịch-dạo”, vốn là những gì đang thật sự diễn ra, hơn là tập trung vào việc tạo ra những gia đình ổn định, vốn không phải là những gì đang diễn ra. Các kết quả từ khảo sát đôi khi cũng chỉ ra được sự thỏa mãn của nam giới trong “đời sống tình dục” của họ, còn với phụ nữ là sự bất hạnh. Điều này tạo ra cái ấn tượng rằng hiện nay, đàn ông thật sự được “quan hệ tình dục nhiều hơn” với những cô gái thiếu sự chỉ bảo dẫn đến việc hành xử một cách lệch lạc, so với 40 năm về trước. Người ta khẳng định chuyện không tưởng về ham muốn tình dục của nam giới là có được dàn hậu cung cho riêng mình, như thể nó đang thật sự diễn ra vậy.
Chuyện đó nghe không đáng tin lắm, không hẳn điều đó không đúng, nhưng nó cũng không thể hoàn toàn đúng được. Số trẻ em nam gần như bằng số trẻ em nữ (không hẳn: thật tế thì có nhiều hơn khoảng 5% số trẻ em nam được sinh ra nhiều hơn trẻ em nữ — nên sẽ không có chuyện một nữ cho mỗi người nam). Điều sẽ xảy ra khi ham muốn tình dục của nữ giới được giải phóng, không phải là sự gia tăng về số người con gái mà người đàn ông quan hệ được, mà là sự tái phân phối của nguồn cung sẵn có. Xã hội sẽ tiến tới chuyện đa thê. Tình huống mà hầu hết những người đàn ông sẽ tuyệt vọng trong việc kiếm vợ, nhưng hầu hết phụ nữ lại cũng chấp nhận quăng mình một cách đầy tuyệt vọng vào số ít những người đàn ông đặc biệt hấp dẫn. Những người đàn ông như thế, thường cảm thấy rất dễ dàng trong việc kết đôi, do đó họ sẽ có được rất nhiều bạn tình.
Một trạng thái đặc trưng của những xã hội suy đồi đó chính là sự trở lại của hình thức văn hóa tiền văn minh, nguyên thủy. Đó chính là những gì đang diễn ra với chúng ta. Sự giải phóng tình dục thật sự mang ý nghĩa rằng, hình thức giao phối của bầy khỉ đầu chó có trong học thuyết Darwin, đang tái xuất hiện trong xã hội loài người.
Một khi chế độ một vợ một chồng bị bãi bỏ, thì sẽ chẳng còn hạn chế nào lên việc lựa chọn của một người phụ nữ nữa cả. Do đó mà tất cả phụ nữ đều sẽ chọn chung một vài người đàn ông. Nếu nói Casanova đã có tới 132 cô tình nhân, thì đó là vì cả 132 người phụ nữ ấy đều đã chọn anh ta. Những người đàn ông như thế thì lại có được một dàn hậu cung cho riêng mình, không phải vì họ là những gã săn mồi, mà là vì họ hấp dẫn. Vấn đề không nằm ở sự vô đạo đức của đàn ông, nếu chỉ nhìn vào các phép tính đơn thuần; mà nó nằm ở việc, rõ ràng là việc một người phụ nữ muốn sở hữu riêng cho mình người đàn ông hấp dẫn nhất là chuyện không thể. Nếu phụ nữ muốn kết đôi, đơn giản là do những động lực tự nhiên thôi thúc họ, thì họ phải, nói một cách hợp lý là, sẵn sàng chia sẻ bạn tình của họ với những người phụ nữ khác.
Nhưng, phụ nữ sẽ chẳng dùng lý trí để thể hiện thái độ hợp lý trong tình huống ấy được. Họ sẽ hy vọng rằng người đàn ông đầu đàn của họ sẽ thực hiện “cam kết”. Người ta cho rằng, việc than phiền của phụ nữ về sự thất bại của đàn ông trong việc thực hiện cam kết, mang ý nghĩa rằng họ gần như không thể khiến một người đàn ông cực kỳ hấp dẫn thực hiện cam kết với họ; nghe như kiểu chuyện một người đàn ông bình thường cầu hôn nàng Helen của thành Troy và bị cô ấy từ chối để rồi than vãn rằng “phụ nữ chẳng muốn kết hôn”.
Thêm nữa là, nhiều người phụ nữ cảm thấy bị hấp dẫn tình dục bởi những người đàn ông lăng nhăng là chính, chứ không phải là bất chấp, sự lang chạ của những người đàn ông ấy. Điều này được giải thích là do có nguồn gốc từ loài linh trưởng. “Con đực đầu đàn” trong bầy có thể được xác định thông qua việc nó kết đôi với nhiều con cái. Đây có lẽ là nguồn gốc cho những tranh cãi về các khái niệm đĩ-và-ngựa giống, lẫn tiêu chuẩn kép—nguyên nhân không phải là do xã hội chấp nhận chuyện lang chạ của nam giới, mà là đến từ việc nữ giới cảm thấy bị hấp dẫn bởi việc lang chạ. “Sự vô đạo đức” của nam giới (trong cách dùng ngôn ngữ truyền thống) trông khá hấp dẫn với các con cái. Do đó, một khi chế độ kết đôi đa thê bắt đầu, thì xu thế đó lại càng được củng cố thêm.
Những sinh viên ngành hành vi động vật đã học được rằng, sự hiện diện của một hoặc hai con cái làm mồi nhử, ở gần một con đực thì sẽ khiến cho những con cái thật sự khác muốn kết đôi với con đực ấy hơn. Với những người phụ nữ cũng vậy, nếu đã thành công trong quá khứ thì cũng sẽ thành công trong tương lai thôi. Tôi từng nghe về những giai thoại về chuyện phụ nữ từ chối hẹn hò với chàng độc thân ngoài 30 là bởi vì, “Nếu anh ta chưa từng kết hôn, thì chắc hẳn phải có gì đó chưa đúng ở anh ta”. Thời còn là sinh viên, tôi đã chứng kiến thấy những anh bạn sống rất tình nghĩa và phong nhã lại bị bỏ rơi, trong khu mấy anh có tiếng là ngoại tình lại chẳng thấy khó khăn gì khi quen hết cô này đến cô khác.
Những nhà bình luận về các vấn đề đương thời, hiếm khi cho thấy sự quan tâm của họ về điểm bất thường trong việc lựa chọn bạn tình của phụ nữ. Điều đó gợi nhớ cho tôi về việc đã từng xem qua một bài viết nhiều năm về trước, nói về kế hoạch thành lập một trường đại học mới với mục đích mời chào những người phụ nữ trẻ đang tìm kiếm “những người chồng Cơ đốc giáo”, khoác lên mình sự ngây thơ và tin rằng họ đang làm như thế. Và tất nhiên rằng, chưa từng có một cuộc trao đổi nào nói về việc giúp đỡ những người đàn ông trẻ tìm được cho mình những người vợ chung thủy cả.
HIỆP SĨ THỜI HIỆN ĐẠI
Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều sẽ cảm thấy dễ cảm thông cho những người phụ nữ trẻ tuổi, hơn là cho những người đàn ông trẻ tuổi. Đối với những người nam khi quan sát những cô gái tội nghiệp, nhiều khả năng họ sẽ tự tưởng tượng ra cảnh mình sẽ đi giải cứu cô gái ấy. Trong các tác phẩm văn học và những câu chuyện dân gian trên khắp thế giới đều tràn ngập những câu chuyện về các anh hùng, đi giải cứu những thiếu nữ vô tội khỏi nanh vuốt của những kẻ xấu xa: vì xuất hiện quá nhiều nên khó có thể gọi là trùng hợp được. Người thiếu nữ trong bối cảnh hiểm nghèo gợi nhắc điều gì đó đã ăn sâu vào trong tâm trí của những người đàn ông, và có thể coi là một điều rất tự nhiên. Hầu hết đều diễn giải điều đó, theo hướng tự chúc mừng cho chính bản thân họ trong cuộc cạnh tranh để được kết đôi. Đàn ông tự phóng chiếu những bản năng tình dục phóng túng của họ lên những người khác, thế là những người đấy lại phải vào vai những kẻ săn mồi trong câu chuyện tập làm người hùng của những người đàn ông này.
Trong thế giới hiện tại, bản năng bảo vệ của nam giới thường thể hiện theo hướng suy đồi, để ủng hộ cho những mục tiêu của giới nữ quyền: lấy ví dụ, mấy đứa “chúa hò” hay buộc tội những kẻ quấy rối và những kẻ date rape. Đây là có thể coi là sự can đảm mà các thanh niên ngày nay đã thích nghi một cách thái quá từ thói quen bị động của họ. Các ví dụ thì đầy rẫy trong cánh báo chí bảo thủ. Những nam sinh viên thường bị gán cho hành vi “lợi dụng” phụ nữ—những người mà thật tế đã đủ tuổi để kết hôn và bắt đầu có gia đình riêng rồi. Joseph Farah của trang World Net Daily lại đi ca tụng một người vợ vì đã giết chết người chồng không chung thủy của cô. Có những lời kêu gọi nhằm khôi phục lại hình thức kết hôn chớp nhoáng (cưới chạy bầu) và án tử cho những kẻ hiếp dâm. Nếu chỉ những hình phạt đủ hà khắc mới có thể được coi là tương xứng với những người đàn ông xấu xa kia, thì cách nghĩ ấy trông cũng có vẻ là, rồi mọi thứ sẽ lại ổn thôi. Nhưng lỗi cơ bản trong cách suy nghĩ đấy chính là sự thất bại trong việc nhận ra rằng, chính phụ nữ mới là người kiểm soát phần lớn quá trình kết đôi.
Những người phụ nữ thông minh, từ lâu đã biết cách để thao túng sự thôi thúc trong bản năng bảo vệ của nam giới cho những mục đích của chính họ. Cuộc công kích của giới nữ quyền vào các vấn đề như quan hệ tình dục dị giới và gia đình, với mục tiêu là những người chồng và những người cha vì những lý do nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. Sẽ chẳng có ai ủng hộ một chiến dịch nhắm vào phụ nữ hay trẻ em cả, nhưng rất nhiều người đàn ông lại có thể dễ dàng bị điểu khiển để công kích những người đàn ông khác. Kết quả là những người đàn ông trẻ tuổi hiện nay đang lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Nếu họ tìm kiếm một người bạn tình, họ là những kẻ săn mồi; nếu họ tìm kiếm một người bạn tình, họ là những kẻ date rape; nếu họ né được toàn bộ những thử thách, thì họ bị coi là chưa chín chắn và thiếu trách nhiệm vì đã không cam kết. Chúng ta đã trải qua cái hoàn cảnh mà từ đầu thì có vẻ như mọi thứ đều được cho phép, để rồi tới giờ thì chẳng còn thứ gì được cho phép nữa cả. Chuyện hôn nhân được xem như một hợp đồng ràng buộc, mang tính hợp pháp thì nay cũng đã không còn nữa, và những người đàn ông trẻ vẫn bị buộc phải tin rằng tìm kiếm tình dục ngoài hôn nhân là một điều sai trái. Điều đó quả thật là thiếu sự khôn ngoan khi đặt quá nhiều áp lực lên bản chất con người.
Trong khi đó, cái ảo tưởng về việc đang có “quá nhiều tình dục” đã dẫn đến những đề xuất nhằm “giáo dục về sự tiết chế”, được giảng dạy tại những trường công lập và được trả công bằng tiền thuế. Những thiên tài tạo ra cái quan điểm bảo thủ này có lẽ sẽ cần một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, rằng loài người không thể sống mãi với cái tình trạng tiết chế tình dục này được. Họ có lẽ đã nên suy nghĩ kỹ càng hơn về việc, đã có bao nhiêu gia đình không được hình thành và đã có bao nhiêu đứa trẻ không được sinh ra, do những nỗ lực quá mức của họ trong việc bảo vệ những người phụ nữ trẻ khỏi những người đàn ông mà có lẽ đã là những người chồng và những người cha tốt.