Một thời gian trước, tôi đã được hỏi một câu sau khi phán rằng “chủ nghĩa nữ quyền làm hỏng mối quan hệ giữa mẹ và con trai”. Câu hỏi mà tôi nhận được là: Tại sao một số người cha lại đối xử với con cái của họ theo cách tương tự? (Câu hỏi không được diễn đạt rõ ràng, nhưng đại khái là nếu bạn đổ lỗi cho chủ nghĩa nữ quyền về việc một số bà mẹ cư xử không tốt với con trai của họ, thì bạn giải thích thế nào về việc một số người cha cũng cư xử không tốt với các cậu trai ?) Anh ta đang đặt ra một sự phân chia sai lầm với câu hỏi của mình, nhưng tôi nghi ngờ điều này xuất phát từ việc thiếu hiểu biết hoặc không thể diễn đạt tốt, chứ không phải một sự cố gắng để lừa dối.
Đây là câu trả lời của tôi : Mặc dù bạn có xu hướng nhìn nhận ý kiến của tôi với sự nghi ngờ, nhưng điều này chỉ đơn giản là phân tích thực tế. Nếu một người cha đối xử tệ với con cái của mình, thì có khả năng cao là ông ta có những đặc điểm của “Dark Triad” (hay bộ ba tính cách Tối), và điều này có lý do vì phụ nữ thường bị thu hút về mặt tình dục và lãng mạn bởi những người đàn ông có những đặc điểm này, bao gồm sự mưu mô, thái nhân cách và tính tự mãn. Tự nhiên, nếu một người đàn ông thuộc “Dark Triad” coi trọng bản thân mình hơn phụ nữ trong một mối quan hệ lãng mạn, thì ông ta cũng sẽ làm như vậy khi làm cha. Những người đàn ông này coi trọng bản thân mình trên hết, đặc biệt là những cam kết của họ. Điều này không nhất thiết là xấu, nhưng tôi có thể viết một bài dài về điều đó sau và sẽ không đi sâu vào chủ đề này ở đây.
Về chủ nghĩa nữ quyền, nó đảo ngược vai trò giới, ảnh hưởng đến cách đàn ông nhìn nhận bản thân và cách họ tương tác với phụ nữ. Nó cũng ảnh hưởng đến cách phụ nữ đối xử với đàn ông, bao gồm cả cách họ nuôi dạy con trai của mình. Họ thường nuôi dạy con trai theo tư tưởng của mình, từ sự yêu thương, họ chiều chuộng và tạo hình cho con trai thành hình mẫu hoàng tử Disney hoàn hảo. Tuy nhiên, điều này thực tế chỉ làm cho những cậu bé đó trở nên yếu đuối và dạy cho chúng những giá trị không dẫn đến thành công.
Ở khía cạnh tiêu cực hơn của việc làm mẹ đơn thân do chủ nghĩa nữ quyền, nếu người phụ nữ cảm thấy căm ghét hoặc oán giận cậu bé, họ có thể hành xử như những kẻ khủng bố tình cảm, những kẻ bắt nạt sử dụng bạo lực tâm lý, đôi khi dẫn đến bạo lực thể chất. Chủ nghĩa nữ quyền khiến phụ nữ trở nên nam tính và thống trị, trong khi đàn ông trở nên nhút nhát và thụ động. Nó tuyên bố không tin vào vai trò giới, nhưng thực tế lại đảo ngược chúng thông qua việc điều chỉnh xã hội, dẫn đến một hình thức ưu việt nữ giới lệch lạc, khiến nhiều phụ nữ cảm thấy chán nản và lo lắng, dẫn đến mức độ hạnh phúc thấp nhất trong giới nữ ở Hoa Kỳ.
Phụ nữ nhận được thông điệp mâu thuẫn, họ bị xã hội hóa để đi ngược lại bản năng cơ bản của mình, bị xấu hổ vì tính mẹ hiền thay vì trở thành “người phụ nữ có sự nghiệp” như chủ nghĩa nữ quyền yêu cầu. Kết quả là, nhiều người rơi vào trạng thái xung đột hoàn toàn, bối rối không biết con đường đến hạnh phúc thực sự của họ và những phức tạp của cuộc sống là gì.
Chủ nghĩa nữ quyền khiến phụ nữ trở nên hung hăng hơn và đàn ông trở nên thụ động hơn là thông qua cách mà nó định hình (biểu đạt và truyền đạt) giới tính trong ngôn ngữ của mình. Phụ nữ thường được mô tả là “công bằng và ngây thơ”, trong khi đàn ông lại được coi là thành viên của một tổ chức quyền lực tối cao giống như “thế lực phụ hệ – patriarchy” – một nhãn dán được chụp mũ cho đàn ông như một nhóm. Họ được mô tả là tính toán và săn mồi đối với “con mồi” của mình là phụ nữ, trong khi thực tế thì hoàn toàn khác xa. Phụ nữ gần như luôn được chủ nghĩa nữ quyền coi là nạn nhân, còn đàn ông là kẻ gây hại. Khi có một phụ nữ hung hăng và một người đàn ông là nạn nhân, tư tưởng này lại không được áp dụng. Nếu có, một trong những người phát ngôn đã bị nhồi sọ, sẽ cố gắng dập tắt hoặc biện minh cho hành vi của phụ nữ sao cho nghe hợp lý trong những giới hạn méo mó của truyền thông chính thống (một môi trường thân thiện với nữ quyền). Những ví dụ xàm lò cho hành vi sai trái có thể đơn giản như “ồ, có lẽ anh ta đã làm điều gì đó khiến cô ấy khó chịu”, đổ lỗi ngược lại cho người đàn ông, như thể đột nhiên, cô ta không phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Ảo thật đấy ! đây là một chiêu bài cổ điển của chủ nghĩa nữ quyền, sử dụng một trong những lá bài yêu thích từ bộ bài phi lý trí, lá bài nạn nhân với hương vị của sự thiếu năng lực.
Chủ nghĩa nữ quyền dạy cho các cô gái và phụ nữ trẻ rằng họ cần phải chứng tỏ bản thân với thế giới. Để làm điều đó, họ nên mạnh mẽ hơn, cạnh tranh với các chàng trai và nhìn nhận họ như đối thủ. Điều này dẫn đến việc họ có thể lợi dụng các chàng trai bằng vẻ đẹp của mình và trở nên không tin tưởng vào họ. Nó dạy cho các cô gái có mối quan hệ tiêu cực với nam giới và mọi thứ khác liên quan đến đàn ông, trong khi bản năng sinh học của họ lại khao khát sự nam tính, tạo ra một nghịch lý khó hiểu.
Trong khi đó, các chàng trai bị nhồi sọ với tư tưởng này lại được dạy rằng họ cần phải xin lỗi cho những hành động không đúng và chưa được chứng minh của tổ tiên họ và xin lỗi vì “chế độ phụ hệ patriarchy”. Họ không nên chấp nhận bản sắc giới tính của mình, không nên quá mạnh mẽ, không nên cạnh tranh quá mức hay phát biểu quá nhiều (điều hoàn toàn trái ngược với những gì nữ quyền nhồi sọ cho các cô gái) và cuối cùng là phải chiều chuộng cảm xúc và mong muốn của phụ nữ.
Theo cách này, chủ nghĩa nữ quyền thể hiện sự bất công trong tiêu chuẩn kép của nó. Thật hài hước khi nhiều người bị tẩy não để tin rằng chủ nghĩa nữ quyền thực sự đại diện cho một hình thức bình đẳng, đặc biệt là những người đàn ông ủng hộ nó, trong khi chủ nghĩa nữ quyền lại đang làm suy yếu họ.
Chủ nghĩa nữ quyền là một hình thức phân biệt giới tính, nó thúc đẩy sự thù địch và sự ghét bỏ đàn ông. Thực chất, nó giống như phân biệt chủng tộc nhưng dựa trên giới tính, tạo ra sự thù địch giữa hai nhóm giới tính sinh học khác nhau. Trong xã hội phương Tây hiện đại, đây chắc chắn là một hình thức phân biệt mà không được công nhận, cần phải được nhận diện đúng bản chất của nó. Chủ nghĩa nữ quyền mang tư tưởng về sự vượt trội, kiêu ngạo và chủ nghĩa tinh hoa phục vụ cho bản thân. Nó không phải là bình đẳng và đã không còn liên quan đến điều đó sau khi phụ nữ dành được các quyền dân sự. Chủ nghĩa nữ quyền làn sóng thứ ba ngày nay xa rời bình đẳng, trở thành một phong trào tự cho mình là ưu việt, đã bị những người cực đoan chiếm lấy, chỉ mang lại sự chia rẽ và kém hiệu quả cho các xã hội mà nó la liếm đến. Nó mang tính phân biệt, đáng ghê tởm, là một tư tưởng che giấu sự thù hận đối với đàn ông bằng cách giành được sự đồng cảm, đóng vai nạn nhân. Sự mỉa mai của việc đóng vai nạn nhân là nó tạo ra quyền lực; nó không chỉ giành được sự ủng hộ, trái tim và tâm trí mà còn có được quyền lực thực sự thông qua luật pháp, thông qua việc thực hiện cái gọi là “sự phân biệt đối xử tích cực.”