“Tôi là người phải chịu đựng sự khó chịu của cô ấy”
Đó là câu mở đầu của Karl, một doanh nhân thành đạt ở độ tuổi 30 trong buổi tư vấn và phân tích đầu tiên về mối quan hệ của anh ta với người vợ Danita. Mặc dù cao hơn 6 feet 2 (hơn 1m85), khoác trên mình một bộ suit tối màu trông rất lịch lãm nhưng Karl vẫn trông giống như một thằng nhóc ngồi trên sofa trong chính văn phòng của mình. Sự thất vọng và bất lực của Karl đối với mối quan hệ này là không thể chối cãi.
Khi Karl kể về cuộc hôn nhân của anh, tôi đã thấy rõ là anh ta bị lấn át bởi người vợ Danita trong mối quan hệ này. Anh ta khẳng định rằng cô vợ của mình lúc nào cũng giận dữ. Karl sử dụng những cụm từ như “tàn nhẫn” hay “kẻ phá hoại”. Sợ hãi với sự giận dữ của vợ mình, Karl thường nói dối và tránh né cô.
“Kiểu gì cũng vậy, Danita cứ như là mẹ của tôi, một bà mẹ không hề dễ chịu tí nào cả. Tôi chỉ cố lảng tránh hoặc lơ đi mỗi khi cô ấy giở chứng. Dần dà tôi trở nên rất giỏi trong việc nói dối và che giấu những thứ tôi không muốn cô ấy biết. Tôi nghĩ là đến hiện tại tôi vẫn đang làm rất tốt việc này.”
Khi quay trở lại thời điểm hiện tại, Karl thổ lộ rằng: “Mọi thứ trong cuộc đời tôi đều rất ổn. Nếu không phải là Danita, có thể nó sẽ còn tuyệt hơn nữa. Cô ta thật sự không biết làm thế nào để vui vẻ.”
NHỮNG KẺ LẠ THÂN THIẾT
Nhìn chung mấy gã Nice Guy thường tìm đến tôi vì một hoặc hai nguyên do gì đấy. Những việc họ cố che giấu như mối quan hệ ngoài luồng, nghiện phim khiêu dâm, sử dụng cần sa đã hiện thẳng trên khuôn mặt của họ và tạo nên sự khó chịu đối với vợ hay bạn gái của họ. Lí do thường gặp hơn là vì những vấn đề trong mối quan hệ thân mật của họ: vợ/ người yêu không muốn ân ái nữa; cô ta trở nên buồn bã, tức giận, tránh mặt, hay thậm chí cắm sừng họ [hoặc cô ta làm hết mấy việc trên :))) ].
Những gã ngu ngốc này thường tin rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết đơn giản: chỉ việc chắc chắn rằng đừng làm những việc khiến cô ấy nổi điên lên. Số khác thì lại tin rằng nếu họ thay đổi được vợ/bạn gái của mình, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt hơn.
Ghi chú: đa số khách hàng của tôi là trai thẳng. Mặc dù tôi có khá nhiều khách hàng là người đồng tính và có những vấn đề tương tự, nhưng đa số những ví dụ tôi đưa ra trong chương này là của những mối quan hệ nam-nữ.
Những mối quan hệ thân mật thường là nơi mà mấy gã Nice Guy chuốc sầu. Hầu hết những Nice Guy đều ước muốn có một mối quan hệ gắn bó và hạnh phúc. Tuy vậy, đây vẫn là một bài toán khó giải đối với những gã này.
Đây là kết luận của tôi sau nhiều năm làm việc với vô số Nice Guy:
Ngay cả khi mấy gã này bộc bạch ước muốn thầm kín về việc có một mối quan hệ gắn bó, thì Sự hổ thẹn vô lý (Toxic shame) và Cơ chế sinh tồn sai lệch thuở nhỏ (Childhood survival mechanism) của họ sẽ gây khó khăn đối với mối quan hệ này.
Tại sao mấy tay Nice Guy rất khó để đạt được tình cảm mà họ muốn?
Có rất nhiều nguyên nhân cho vấn đề này:
– Sự hổ thẹn vô lý
– Mối quan hệ tồi tệ mà họ tạo ra
– Sự bám dính và tránh né của họ trong mối quan hệ
– Việc cố tái diễn lại mối quan hệ thuở nhỏ
– Bám váy mẹ
– Không thể kết thúc mối quan hệ một cách tốt đẹp
SỰ HỔ THẸN VÔ LÝ ĐẨY NICE GUY RA KHỎI MỐI QUAN HỆ LÝ TƯỞNG (NGUYÊN DO ĐẦU TIÊN)
Sự thân thiết rất dễ dẫn đến tổn thương. Tôi định nghĩa sự thân thiết như sau: hiểu rõ bản thân mình, người khác hiểu rõ mình, và mình hiểu rõ họ. Sự thân thiết đòi hỏi hai người phải sẵn lòng thấu hiểu nội tâm của đối phương, cũng như không che giấu bất cứ điều gì với họ. Sự hổ thẹn vô lý (Toxic Shame) trong vô thức khiến cho việc “phơi bày” nội tâm này trở nên nguy hiểm đối với Nice Guy.
Sự thân thiết, theo bản chất nó sẽ buộc các Nice Guy phải nhìn vào nơi sâu nhất, tăm tối nhất trong tâm hồn của họ và cũng như cho phép người khác làm vậy. Sự thân thiết buộc Nice Guy phải cho phép ai đó “tiếp cận” đủ gần để có thể thấy được toàn bộ “góc bình yên” hay những vết thương trong tâm hồn họ. Điều này khiến các Nice Guy như phát điên, bởi vì bị hiểu quá rõ cũng đồng nghĩa với việc bị “phát hiện” (tật xấu). Mấy tay Nice Guy này đã dành cả đời để sống theo mong muốn của xã hội, đồng thời che giấu đi thiếu sót của bản thân. Những yêu cầu của sự thân thiết chính là thứ mà những gã Nice Guy sợ nhất.
VIỆC ĐỒNG TẠO DỰNG NÊN MỘT MỐI QUAN HỆ TỒI TỆ KHIẾN NICE GUY KHÔNG CÓ ĐƯỢC MỐI QUAN HỆ MÀ HỌ MONG MUỐN
Nỗ lực che đậy những điểm hạn chế của bản thân của những gã Nice Guy khiến sự thân thiết trở nên khó khăn. Ngay từ khi bước vào một mối quan hệ, những gã này đã bắt đầu “đu dây thăng bằng”. Trong các mối quan hệ, họ cố gắng “sống chết” để cân bằng nỗi sợ bị tổn thương với nỗi sợ bị cô lập. Nỗi sợ bị tổn thương ở đây hàm ý việc một người nào đó đã hiểu họ quá rõ và thấy được mặt hạn chế của họ. Nice Guy tin rằng khi người khác biết được “sự thật”, họ sẽ làm gã tổn thương, khinh bỉ hay bỏ rơi gã.
Nỗi sợ còn lại cũng không khá khẩm gì hơn. Việc bị cô lập sẽ khiến các Nice Guy phải trải nghiệm lại cảm giác bị ruồng bỏ thuở nhỏ một lần nữa, và điều này thì không dễ chịu chút nào.
Để cân bằng được hai nỗi sợ này, những gã Nice Guy tìm nửa kia cũng giống như họ, đều mang khuyết điểm và gặp khó khăn với các mối quan hệ thân mật. Cùng nhau, hai người tạo ra mối quan hệ vừa tồi tệ vừa giúp họ cảm thấy an toàn khỏi việc bị “phát giác”.
Ngay cả khi thoạt nhìn thì có vẻ như những rắc rối mà Nice Guy vấp phải trong mối quan hệ đến từ đối tác của họ, nhưng thật ra không phải. Vấn đề nằm ở chính mối quan hệ mà Nice Guy đã cùng đối tác của mình tạo ra.
Thật vậy, mấy ông Nice Guy này đôi khi toàn chọn những người “có vấn đề” để tạo dựng mối quan hệ. Những đối tác này thường gặp vấn đề như: họ là “mẹ đơn thân”; hoặc đang gặp vấn đề kinh tế; hoặc là những người không biết tiết chế cảm xúc, nghiện ngập, chán nản, thừa cân, dễ ngoại tình – và đây chính xác là lí do mà Nice Guy mời họ bước vào đời mình. Miễn là sự chú ý được hướng vào khuyết điểm của đối tác (mà không phải là họ), thì mấy gã này sẽ cảm thấy thoải mái.
SỰ “KHÔNG BIẾT GIỚI HẠN” VÀ “TRÁNH NÉ”
Hành động “cân bằng cuộc sống” vừa nêu trên được mấy tay Nice Guy thực hiện theo hai cách. Cách đầu tiên là mấy cậu sẽ dính vào mối quan hệ quá mức cần thiết và gây hại cho bản thân. Cách thứ hai là lạnh nhạt với đối tác.
Mấy gã thuộc loại “không biết giới hạn” thường sẽ đội cảm xúc của đối phương lên đầu. Cô ta là tất cả đối với gã, cô ta quan trọng hơn cả công việc, sở thích và bạn bè của gã. Gã sẵn sàng làm bất cứ điều gì để làm cho cô ấy vui lòng: mua quà, giải quyết hộ các vấn đề, dính sát bên cô ta. Gã thậm chí sẵn sàng hi sinh luôn nhu cầu và ước muốn của bản thân để có được tình yêu của cổ.Họ sẽ cố gắng chịu đựng sự bốc hoả, mấy chứng nghiện ngập của cổ hay thậm chí là khi cô ta từ chối sex – tất cả chỉ vì tình yêu bất diệt của anh dành cho cô ấy =))).
Mấy gã này làm tôi liên tưởng tới mấy con chó chui gầm bàn (LOL). Mấy con chó con thích lảng vảng ở dưới gầm bàn để canh đồ thừa mà đớp lấy đớp để. Họ cũng vậy, lảng vảng xung quanh đối tác nhằm đớp được một tý tình dục ban ơn, một chút tâm trạng tốt hay một xíu quan tâm từ cô ta. Ăn đồ thừa mà mấy cu cậu vẫn cứ tự trấn an tinh thần là mình vớ được đồ chất lượng cao.
Nhìn vào thì trông có vẻ như mấy tay này mong ước và sẵn sàng cho một mối quan hệ sâu sắc, nhưng đây chỉ là một sự ảo tưởng. Việc theo đuôi và dính sát là nỗ lực để “bắt được” cái “ống cảm xúc” của nửa kia. Cái ống này hút hết năng lượng của cô ta và đổ đầy vào sự thiếu thốn của Nice Guy. Kết quả là mấy em ghệ của họ thường cố gắng tránh xa sự thân mật của Nice Guy bằng mọi giá.
Nice Guy “lạnh nhạt” thì đỡ hơn tí, họ còn tý kiểm soát trong mình. Nice Guy “lạnh nhạt” dường như đặt công việc, sở thích, cha mẹ hay bất cứ thứ gì khác lên trên mối quan hệ của mình. Mấy gã này thường lại chả giống Nice Guy lắm, vì ai gã cũng đối tốt chứ không riêng gì bạn gái hay vợ của gã cả. Gã có thể sẵn sàng sửa xe hộ một ai đó, gã có thể dành cuối tuần để sửa hộ cho mẹ mình cái mái nhà, gã có thể làm tận 2-3 công việc, gã có thể kiêm luôn HLV cho đội bóng của con trai mình. Mặc dù gã không bám dính lấy bạn gái hay vợ của mình, gã vẫn ngầm cho rằng lúc nào cô ấy cũng phải sẵn sàng bên cạnh gã, ngay cả khi gã không làm ngược lại.
Hai cách xử sự trên đều ngăn Nice Guy có được mối quan hệ thân mật thật sự. Họ có thể cảm thấy an toàn đấy, nhưng mà cảm thấy được đối phương yêu mến thì hoàn toàn không.
Bài thực hành # 30
Feng là mẫu người trao tình cảm vô bờ bến hay lạnh nhạt trong mối quan hệ? Nửa kia đối xử với feng như thế nào? Trong suốt mối quan hệ họ có nhìn nhận lại khác không? Vai trò của feng là gì đối với các mối quan hệ trước đây? Nhớ ghi ra hết nhé!!!
TÁI DỰNG LẠI MỐI QUAN HỆ THÂN THUỘC THUỞ NHỎ
Bản chất của con người thường bị thu hút bởi những gì quen thuộc. Bởi vì cái bản chất này, Nice Guy khi trưởng thành sẽ tạo dựng các mối quan hệ phản chiếu lại các mối quan hệ bất ổn khi còn nhỏ. Ví dụ như:
Lúc còn nhỏ, nếu Nice Guy thường nghe mẹ mình than phiền thì có thể họ sẽ lớn lên với niềm tin rằng đó là điều kiện để có một mối quan hệ gắn bó. Để cảm thấy mình có giá trị và gắn kết trong các mối quan hệ khi trưởng thành, gã sẽ chọn mấy em thích than phiền.
Nếu lúc nhỏ cậu phải chăm lo cho gia đình, thì lớn lên gã cũng sẽ lặp lại y như vậy.
Nếu lúc nhỏ cậu phải đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân, thì lớn lên gã sẽ hi sinh bản thân để làm hài lòng vợ/bạn gái.
Nếu gã từng bị ruồng bỏ, gã có thể sẽ chọn những đối tác thường bỏ bê gã hay thậm chí cắm sừng gã.
Nếu gã lớn lên với cha mẹ giận dữ và hay kiểm soát, gã cũng có thể sẽ chọn bạn đời có xu hướng giống vậy.
Đôi khi người bạn đời sẽ không giống như mong muốn của gã (tạo nên mối quan hệ giống tuổi thơ), trong trường hợp này gã sẽ “giúp” đối tác của mình trở nên như vậy. Gã có thể sẽ hướng cho đối tác có xu hướng trở nên giống như bố mẹ của gã, và gã có thể sẽ cư xử như thể cô ta là như thế (mặc dù không phải vậy). Sự rối loạn vô thức này có thể sẽ khiến cho đối tác của gã phải cư xử như vậy.
Ví dụ, lúc nhỏ tôi không biết bố tôi sẽ có tâm trạng như thế nào khi tôi về nhà (nhưng thường thường ông sẽ nóng giận). Vì vậy tôi đã luôn trong tâm thế hứng chịu sự thịnh nộ của bố tôi mỗi khi về nhà. Sau này khi đã kết hôn thì tôi vẫn giữ thói quen đó. Tôi đã áp đặt sự thất thường của bố tôi lên vợ tôi, và tôi luôn sẵn sàng hứng chịu cơn giận của cô ấy. Ngay cả khi cô ấy đang vui, cơ chế phòng vệ của tôi vẫn thường sẽ tìm cách châm ngòi cho sự xung đột giữa hai vợ chồng diễn ra lại. Vì vậy, bà xã dần dần trở nên giống như cha tôi và tôi cố gắng duy trì sự quen thuộc này.
Bài thực hành # 31
Ta có xu hướng bị thu hút bởi những người có một số đặc điểm cực tệ hại của cả cha lẫn mẹ mình. Thay vì đổ lỗi cho bạn tình về sự lựa chọn không có ý thức của bạn, hãy chỉ ra những cách mà cô ấy có thể giúp feng gầy dựng lại các mô hình mối quan hệ thân quen từ thời thơ ấu của feng. Nhớ chia sẻ điều này với nửa kia nhé.
HÀNH VI BÁM VÁY MẸ (MAMA BOY)
Thói quen bám dính lấy mẹ của mình (một cách vô thức) lúc còn nhỏ và duy trì ngay cả khi đã trưởng thành của tụi Nice Guy sẽ ngăn họ có được một mối quan hệ gắn bó tốt đẹp với vợ/bạn gái. Nice Guy quả là “đấng sáng tạo” trong việc tìm cách “sống trong tuổi thơ”. Điểm chung của mấy hành động ngu xuẩn này là đảm bảo rằng mấy cha sẽ không thể sống và gắn bó với bất cứ ai khác ngoài mẹ của mình. (Xem lại chương 2, nguyên nhân của hành vi này là do sự thiếu vắng hình mẫu nam tính trong gia đình lúc còn nhỏ (bố đi chinh chiến trận mạc, có bố như không, hay bố ruồng bỏ gia đình) và sự “thôn tính” về mặt giáo dục của phụ nữ – ND)
Bài thực hành # 32
Danh sách dưới đây sẽ liệt kê mấy hành động bám váy mẹ của Nice Guy. Hãy check xem mấy feng có dính bất cứ cái nào không nhé, đừng ngần ngại chia sẻ với người mà mấy feng có thể tin tưởng:
– Quá yêu công việc và sở thích.
– Thích tạo dựng quan hệ với những người có “vấn đề” (daddy issues, DG, mẹ đơn thân..)
– Nghiện chất kích thích hay rượu bia
– Nghiện xem ấn phẩm khiêu dâm, thủ dâm, chat sex, mại dâm…
– Gặp vấn đề về tình dục (ít ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm)
– Có tạo dựng quan hệ với mấy người phụ nữ tính khí thất thường, nghiện ngập, lang chạ..
– Tránh né đề cập về tình dục hay thề rằng sẽ không bao giờ lập gia đình.
(Nếu feng có bất cứ đặc điểm nào trên đây thì cố mà sửa để trở lại làm người nhé! – ND)
KHẢ NĂNG CHẤM DỨT MỐI QUAN HỆ QUÁ KÉM
Nguyên do cuối cùng, Mấy gã Nice Guy thường mắc lỗi trong việc tạo dựng quan hệ gắn bó vì họ thường dành quá nhiều thời gian cho mấy mối quan hệ tệ hại (trong khi chỉ việc cắt đứt là xong). Về cơ bản, Nice Guy thường mắc phải cái lỗi cũ rích năm 1900 hồi đó: tìm mối quan hệ gắn bó ở những cô ả không tìm sự thuỷ chung. Nếu mấy gã cứ phí thời gian cho mấy mối quan hệ tồi tệ thì sớm muộn bọn họ sẽ không thể nào tìm ra được một mối quan hệ gắn bó đàng hoàng đâu!
Một người-tỉnh-táo khi biết mình đã/đang tạo ra một mối quan hệ không tốt thì họ sẽ chấm dứt/rời bỏ nó ngay lập tức. Đáng tiếc là mấy cậu Nice Guy lại không làm như vậy, mấy cậu chỉ đang làm con dã tràng xe cát biển Đông thôi! Tốn thời gian để cứu vãn mối quan hệ mà lẽ ra nó không nên tồn tại, cố thay đổi một người không thể thay đổi. Việc này chỉ làm cho hai bên cảm thấy khó chịu hơn thôi Nice Guy à!!
Ngay cả khi họ muốn kết thúc mối quan hệ, mấy gã Nice Guy cũng làm tệ thật sự. Mấy cậu thường kết thúc nó quá muộn và không dám làm trực tiếp, đã vậy còn hay đổ lỗi và lươn lẹo. Cơ mà mấy cậu không dứt khoát một lần đâu, cần tới vài lần mới có thể thành công. Bởi vậy tôi hay nói đùa là trung bình một ông Nice Guy mất tới 7749 lần mới có thể chia tay người yêu/vợ (mà đáng buồn là tôi không hề nói quá đâu).
CÁC CHIẾN THUẬT ĐỂ TẠO DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP
Trước hết mấy feng phải hiểu rằng không có mối quan hệ nào thật sự hoàn hảo cả, cũng như người yêu/vợ của chúng ta cũng không thể hoàn hảo được (vì mấy ông đã hoàn hảo chưa mà đòi hỏi?). Theo lẽ tự nhiên, mối quan hệ nào cũng sẽ có lúc là một mớ hỗn độn, trắc trở, khó khăn. Phần này không phải chỉ mấy feng cách để có một cô người yêu hoàn hảo, hay một mối quan hệ hoàn hảo. Mà là chỉ mấy feng những điều nên làm. Bằng cách tập làm quen với những điều dưới đây và thay đổi cách mà mấy feng đang sống, mấy feng sẽ cải thiện được các mối quan hệ của mình. Mấy feng nên:
– Học cách chấp nhận bản thân,
– Ưu tiên bản thân mình trước,
– Tâm sự với người có thể tin tưởng được,
– Bỏ cái tật tự thỏa thuận ngầm đi (muốn gì thì nói ra, đừng có tự thỏa thuận trong đầu rồi áp đặt),
– Chịu trách nhiệm với nhu cầu của chính mình,
– Học cách buông bỏ,
– Bớt mơ mộng,
– Không ngại nói ra cảm giác của mình,
– Tập cho bản thân tính chính trực,
– Nên đặt ra giới hạn của bản thân,
– Giữ vững sự nam tính của bản thân,
Những chương trước đã bao gồm những ví dụ minh họa về việc các mối quan hệ sẽ thế nào nếu Nice Guy thay đổi cách sống của họ. Giờ thì hãy cùng nhau nghiên cứu kĩ hơn xem nếu làm theo những chỉ dẫn vừa nêu trên thì Nice Guy có cải thiện được tình hình không.
CẢNH BÁO:
Nếu mấy feng đang trong một mối quan hệ, thì chương trình phục hồi khỏi căn bệnh Nice Guy của tôi có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiên trọng đến feng và người yêu/vợ của feng. Một trong hai điều sau đây sẽ xảy ra:
1) Mối quan hệ hiện tại của feng sẽ bắt đầu cải thiện một cách tích cực không thể ngờ tới.
2) Có thể mối quan hệ này sẽ đi vào dĩ vãng.
HỌC CÁCH CHẤP NHẬN BẢN THÂN
Điều cốt lõi của quá trình thoát kiếp Nice Guy là sự quyết định thay đổi lối sống của bản thân một cách CÓ Ý THỨC. Tôi thường động viên bọn họ cứ là chính mình đi, đừng có xin phép gì cả. Tôi còn hỗ trợ họ trong việc quyết định xem cái gì đúng đắn cho họ, và thể hiện bản chất thật ra cho mọi người thấy. Những người thích sống thật thì sẽ bước ra ngoài và đối diện, những người không thích thì sẽ không dám làm vậy. Đây là cách duy nhất để có được một mối quan hệ lành mạnh, KHÔNG MỘT AI MUỐN CHE GIẤU ĐI BẢN CHẤT THẬT CỦA MÌNH ĐỂ THEO ĐUỔI VÀ CÓ ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA GÁI. Tuy nhiên, đây lại chính là thứ “động lực” phổ biến nhất của Nice Guy trong việc gầy dựng mối quan hệ gắn bó.
George là một ví dụ tốt để cho thấy Nice Guy sẽ thay đổi như thế nào nếu anh ta bắt đầu ưu tiên bản thân và ngưng hầu hạ vợ mình. Xuyên suốt mối quan hệ với người vợ Susan, George luôn cố làm hài lòng vợ mình. Đã có một khoảng thời gian trong 5 năm, George từ bỏ thú vui đi săn và câu cá của mình (mặc dù nó là đam mê của anh ấy), không tụ tập cùng bạn bè, đưa tiền cho vợ giữ, và ủng hộ vợ mình bỏ việc chỉ vì cổ không vui khi đi làm. Những việc này diễn ra chậm rãi, và tất cả đều chỉ vì anh muốn làm Susan vui.
Mặc dù vậy, Susan chả thấy vui tý tẹo nào. Trong khoảng thời gian tham gia nhóm No More Mr. Nice Guy của tôi, George cảm thấy bất lực, bực bội và anh đã tính đến chuyện ly hôn vợ mình. George đã xem Susan là nguyên nhân của mọi chuyện, trong vài tuần đầu tiên khi tham gia nhóm, gã cứ phàn nàn về vợ của mình. Rốt cuộc, mấy thành viên khác can ngăn George vì cái tật đóng vai nạn nhân và thách gã làm gì khác thay vì cứ đổ lỗi cho vợ.
Vài tháng sau George bắt đầu thay đổi, sự thay đổi đáng kể nhất chính là việc quyết định ngừng tìm cách làm hài lòng Susan. George cuối cùng cũng nhận ra là việc cố làm hài lòng vợ thật ra không có tác dụng gì ngoài việc làm bản thân cay cú.
Sau đó George bắt đầu lên lịch đi săn hoặc câu cá vào cuối tuần một lần mỗi tháng. Khi Susan cố ngăn cản và thao túng George bằng nhiều cách khác nhau, anh ta vẫn giữ nguyên quyết định. Tiếp đó, thay vì đưa tiền cho vợ giữ như trước kia thì George bắt đầu tự cho phép bản thân tiêu xài vào thứ mà anh muốn. Việc này đã bị vợ anh phản đối kịch liệt, có lẽ diễn biến căng nhất là khi George giành lại quyền kiểm soát tài chính của bản thân và bảo rằng nếu muốn quyền này thì cô phải đi làm trở lại.
Nực cười thay, có hai điều đã diễn ra. George dần bớt đóng vai nạn nhân và bắt đầu cảm thấy ổn hơn đối với vợ mình. Susan thì bắt đầu có trách nhiệm hơn và bớt phụ thuộc quá mức vào chồng. Sau khoảng một năm hoạt đồng trong nhóm, George đã chia sẻ anh đã thay đổi nhiều như thế nào và mối quan hệ vợ chồng đã cải thiện tốt ra làm sao. Anh ta đã cảm ơn các thành viên khác vì đã động viên anh ta sống vì bản thân và ngưng làm phục vụ vợ mình.
Bài thực hành # 33
Liệt kê những thứ mà feng làm hài lòng bạn đời/bạn gái của mình. Feng sẽ thay đổi những gì nếu feng không phải lo lắng về việc làm cho cô ấy vui?
HÃY ĐẶT RA GIỚI HẠN CỦA BẢN THÂN!
Vấn đề này đã được đề cập ở chương 5, việc lập ra giới hạn quan trọng nhất khi Nice Guy đang ở trong một mối quan hệ thân thiết. Bằng cách đặt ra những giới hạn chính đáng, cả Nice Guy và đối tác của họ sẽ cảm thấy an toàn và thật sự gắn bó với nhau.
Tôi thường cho các Nice Guy và cả người yêu/vợ của họ thấy làm thế nào để đặt ra giới hạn. Nửa kia của các Nice Guy thường tán thành việc này sau khi nghe tôi giải thích. Thế là các Nice Guy khờ khạo của chúng ta bắt đầu lải nhải rằng “Em thực sự muốn anh cãi lại em à?”
“Tất nhiên rồi anh, em chẳng muốn cưới một người mà em có thể dễ dàng leo lên đầu đâu!”
Sau đó tôi đã cảnh báo gã rằng “Vợ chú đang nói thật đó. Cô ấy sẽ không thấy an toàn trong mối quan hệ này nếu anh cứ đội cô ấy lên đầu, cổ muốn anh phải biết phản kháng lại. Còn một điều nữa là cổ sẽ shit test anh để coi hai hòn bi trong quần anh có thật sự cứng không, cổ có thể sẽ phản ứng lại khi anh đặt ra giới hạn. Cổ sẽ shit test anh vô số kể để chắc chắn rằng anh là hàng xịn!”
Khi Nice Guy bắt đầu đặt ra giới hạn riêng của mình đối với đối tác, điều đó sẽ làm cho cô ấy cảm thấy yên tâm. Khi phụ nữ thấy yên tâm, thì họ mới yêu họ được. Cổ làm vậy để biết rằng nếu cậu ta dám phản kháng lại cô ấy, thì chắc chắn cũng sẽ dám bảo vệ cô ấy. Đặt ra giới hạn còn tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau, khi thất bại trong việc ngăn cổ vượt quá giới hạn, cổ sẽ hiểu rằng cậu không tôn trọng bản thân. “Vậy việc gì tôi phải tôn trọng chồng tôi chứ?”
Để giúp Nice Guy quyết định rằng liệu họ có cần đặt ra giới hạn cho những hành vi “đặc biệt” hay không, tôi đã yêu cầu họ tuân theo nguyên tắc “The Second Date Rule”. Bằng cách áp dụng nguyên tắc này, họ sẽ tự hỏi bản thân mình rằng “Nếu việc này xảy ra lần 2, liệu có lần thứ 3 hay không?”. Câu hỏi này sẽ giúp họ biết rằng liệu họ có đang làm điều không nên hay không.
Trong khi cố gắng giải quyết với các hành vi “không chấp nhận được”, tôi khuyến khích họ áp dụng thêm nguyên tắc Healthy Male Rule. Để áp dụng nguyên tắc này, họ chỉ việc tự hỏi mình “Một đấng nam nhi sẽ giải quyết chuyện này như thế nào?”
Một khi Nice Guy đã có thể đặt ra giới hạn cho riêng mình, anh ta có thể cho phép những người khác tiếp cận, bày tỏ cảm xúc, tương tác tình dục… Anh ta có thể để những thứ này xảy ra vì anh đã tự tin, nếu anh ta cảm thấy không thoải mái, chỉ việc nói “dừng lại”, “không”, “chậm lại” hoặc đơn giản là anh ta sẽ rời đi. Anh ta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.
Bài thực hành # 34
Giờ là bài thực hành cho mấy feng đây. Hãy nhớ xem trong các mối quan hệ riêng tư, có khi nào feng không dám đặt ra giới hạn không? Feng có:
– Nhân nhượng cho những hành vi quá quắt
– Tránh né giải quyết một vấn đề nào đó vì nó có thể dẫn đến xung đột
– Không biết bản thân mình muốn gì
– Hi sinh bản thân chỉ để được yên ổn
Nếu có, các feng hãy thử áp dụng 2 nguyên tắc “the Second Date rule” và “the Healthy Male rule” để giải quyết vấn đề nhé.
CÁC CHIẾN LƯỢC BỔ SUNG CHO NHỮNG MỐI QUAN HỆ HẠNH PHÚC VÀ LÀNH MẠNH
Bên cạnh các chiến lược khác đã đề cập ở các chương trước, tôi sẽ chỉ cho feng thêm một vài skill nữa để có thể đạt được mối quan hệ mà feng muốn. Nó bao gồm:
– Tập trung vào mối quan hệ, chứ không phải đối tác của feng.
– Không nhân nhượng với các hành vi không chấp nhận được.
– Thử làm thứ mới mẻ.
Vô bài nè, lấy giấy viết ra đi mấy feng!
SKILL SỐ 1: TẬP TRUNG VÀO MỐI QUAN HỆ, KHÔNG PHẢI ĐỐI TÁC
Những người bị tổn thương sẽ bị thu hút bởi ai giống như họ. Khi Nice Guy bắt đầu một mối quan hệ, họ sẽ thường lựa đối tác có giá trị thấp hơn họ. Điều này lại tạo ra một sự lầm tưởng nguy hiểm rằng họ tốt hơn đối tác của mình. Đây là một sự sai lầm chết người! Bởi vì một người giá trị cao thì không thể nào bị thu hút bởi một người giá trị thấp được và ngược lại. Tôi thường nói với các cặp đôi rằng nếu một trong hai người level thấp, thì người còn lại cũng vậy thôi. Đừng có ngáo giá!
Khi tôi và vợ tôi (Elizabeth) vừa cưới nhau thì chúng tôi luôn cho rằng vợ tôi là người “kém” hơn, còn tôi là một người “healthy”. Cái kịch bản này diễn ra khá ổn cho tới một ngày cô ấy trở về từ buổi tư vấn tâm lý và nói rằng tôi cũng chả hơn gì cô ấy. Vì tôi không thể chấp nhận được “lời kết tội” này nên tôi mới trả lời “Không! Anh không cùi bắp. Chẳng qua là do em phát hiện ra em cũng tuyệt như anh thôi”.
Cái kịch bản này cho phép chúng tôi cứ tiếp tục sống trong sự bất ổn của bản thân. Thật không may, nó cũng ngăn cản tôi và vợ trở nên gắn kết hơn khi cô ấy bắt đầu giở chứng. Tôi đã từng nghe lời than thở của vô số Nice Guy – những người đã “theo vết xe đổ” như tôi. Mấy cậu này đều tin rằng mình là nạn nhân của sự bất ổn ở đối tác. Sự nhầm lẫn tai hại này khiến cho họ bị kẹt trong mớ hỗn độn lặp đi lặp lại không hồi kết.
Thay vì tập trung vào đối tác của mình, hãy hướng sự tập trung của bạn vào mối quan hệ. Điều này giúp các Nice Guy tiếp cận được vấn đề cốt lõi (tuổi thơ bị ruồng bỏ, bạo hành, bao bọc quá mức). Từ đó họ có thể hiểu được tại sao họ lại tạo ra một mối quan hệ tệ hại như vậy. Quá trình này cho phép Nice Guy tạo ra những thay đổi tích cực trong mối quan hệ thân thiết của mình và đạt được những điều họ muốn.
Thay vì lải nhải “Nếu như cô ấy….”, thì Nice Guy hãy tự hỏi rằng:
“Tại sao tôi lại cùng ẻm tạo ra cái mối quan hệ như này?”
“Mối quan hệ này đã cho tôi vai trò quen thuộc như thế nào?”
“Mối quan hệ này đã đáp ứng cho tôi những ước muốn vô thức như thế nào?”
“Tại sao tôi lại để người này bước vào cuộc đời của tôi?”
Khi Nice Guy bắt đầu tự hỏi được những câu như trên, anh ta sẽ bắt đầu xem những thứ quan trọng khác của mình như một người bạn trong quá trình chữa lành. Điều này không chỉ thay đổi cách nhìn của anh ta với đối tác của mình, mà còn cho anh ta thấy được những vấn đề thuở nhỏ đang ngăn anh ta khỏi một mối quan hệ thật sự gắn bó.
Ở phần đầu của chương này, chúng ta đã biết Karl – thanh niên này có một cô vợ khó chiều như bà mẹ lạnh lùng cay nghiệt của hắn vậy. Lúc nhỏ, Karl không biết lúc nào mẹ mình sẽ nổi điên lên, đay nghiến và mạt sát anh. Khi lớn lên, Karl lại cùng tạo dựng nên mối quan hệ với Danita, một mối quan hệ phóng chiếu tuổi thơ dữ dội của anh. Mỗi khi vợ mình nổi điên lên, Karl lại áp dụng cái cơ chế sinh tồn thảm hại thuở nhỏ anh hay xài (trốn tránh, rút lui) để ứng phó. Karl buộc tội vợ mình “lúc nào cũng nóng giận” và luôn cố “đi nhẹ nói khẽ” để tránh làm cổ phật lòng. Karl luôn tự than thở rằng “mình không đáng bị như vậy”, rồi trốn tránh và nghĩ tới chuyện ly hôn.
Mối quan hệ bắt đầu thay đổi khi Karl xem Danita như một “món quà” mà Chúa đã trao cho anh để cứu giúp anh khỏi những vấn đề về việc sợ những người hay nổi nóng và đay nghiến. Khi Karl làm vậy, một vài thứ tốt đẹp đã xuất hiện, Karl bắt đầu cảm thấy buồn vì những gì mà anh đã trải qua lúc nhỏ. Anh bắt đầu đối diện với Danita thay vì trốn tránh như trước kia. Khi Karl xem việc vợ mình nóng giận là kết quả của quá khứ đau buồn của cô ấy, Dainta dần dần trở nên ít nóng giận với anh. Khi anh bắt đầu thay đổi cách nhìn tiêu cực của mình đối với vợ, anh dần cảm thấy yêu thương Danita hơn và mối quan hệ của họ cũng đánh dấu cho sự cải thiện tốt đẹp.
Bài thực hành # 35
Lần tới khi feng cảm thấy chán nản, bực bội hay nổi điên với người yêu/vợ của mình, hãy tự hỏi mình:
“Tại sao tôi lại cho phép người này bước vào đời mình?”
“Bài học mà mình cần rút ra từ việc này là gì?”
“Góc nhìn của mình sẽ thay đổi thế nào nếu mình xem việc này như một “món quà”?
SKILL SỐ 2: ĐỪNG CHO NHỮNG HÀNH VI QUÁ QUẮT BẤT CỨ CƠ HỘI NÀO ĐỂ TÁI DIỄN!
Vài năm trước vợ chồng tôi mua một chú cún. Chúng tôi đã quyết định rằng nếu nuôi một con chó có kích thước lớn thì chúng tôi sẽ gửi nó vào trường huấn luyện chó. Bài học đầu tiên mà chúng tôi nhận được là chúng tôi cũng cần phải được dạy về sự tuân lệnh. Chúng tôi phát hiện rằng nhiều con chó có thái độ lồi lõm là vì thái độ cưng chiều của người chủ đối với hành vi sai trái.
Theo nhiều cách, con người không khác vật nuôi là bao. Con người thường cư xử theo cách mà họ đã được dạy. Ví dụ, nếu người chủ thưởng cho con chó mỗi lần nó tè lên tấm thảm, thì con chó sẽ tiếp tục làm vậy. Con người cũng vậy, nếu Nice Guy cứ khuyến khích người yêu mình cư xử lồi lõm, thì cô ta sẽ tiếp tục hành động như vậy.
Sau đây là sự trớ trêu dành cho mấy cậu Nice Guy: mấy gã thích một mối quan hệ êm đẹp và không xung đột phải không? Thường thì khi đối tác không vui, nổi nóng hay gặp vấn đề gì đó, Nice Guy sẽ nhảy vào và cố làm nó trở nên tốt hơn. Mấy cậu tin rằng nếu làm vậy thì sẽ giải quyết được vấn đề và mọi thứ sẽ ổn trở lại. Nhưng mà xui cho mấy cu cậu lắm, hành động này cũng giống như tưởng thưởng cho chó mỗi khi nó tè bậy vậy đó! Mỗi khi Nice Guy chú ý tới mấy hành động mà lẽ ra nó không nên tồn tại, thì thật ra mấy cậu lại đang tiếp tay cho nó tái diễn. Ví dụ luôn cho dễ hiểu, vợ Joe thường về nhà với sự nóng giận trong im lặng (im im mà mặt như mất sổ gạo) vì cô đã tranh cãi với đồng nghiệp khi đi làm. Thái độ của vợ làm Joe cảm thấy “như rùa rụt cổ”, gã sẽ ngay lập tức hỏi han vợ mình và dỗ dành cổ. Vài tiếng sau đó là khoảng thời gian Joe ngồi căng lỗ tai ra nghe vợ mình than thở về việc cô bị đối xử bất công ở công ty, sau đó cố gắng an ủi cô và hy vọng cổ sẽ cảm thấy tốt hơn.
Với cách xử lí vấn đề ngắn hạn này, Joe thật ra đã tạo nên một vấn đề dài hạn. Mỗi lần hỏi han, ngồi nghe than thở mấy tiếng đồng hồ rồi dỗ dành vợ mình, Joe đã tạo cơ hội cho hành động này tái diễn (mà trong khi anh đâu có muốn vậy?).
Ở trưởng huấn luyện chó, chúng tôi học được rằng nếu muốn hành động lồi lõm nào đó biến mất, ta phải ngừng chú ý đến nó. Điều này cũng được áp dụng trong mối quan hệ.
Giống như đa số các Nice Guy khác, Joe cảm thấy như mình là nạn nhân của các thái độ xấu của vợ anh. Khi các thành viên trong nhóm chỉ cho anh thấy điểm sai của mình, anh quyết định thay đổi cục diện.
Lần tiếp theo vợ anh trở với với thái độ xấu (mặt nặng mày nhẹ, im lặng), Joe không nói bất cứ điều gì cả. Anh ta lẳng lặng ăn tối và đi vào garage. Ngay cả khi anh cảm thấy việc này “không ổn”, anh cũng nhất quyết chống lại ham muốn dỗ dành vợ mình. Đêm đó, sự im lặng của vợ làm anh mất ngủ hàng tiếng đồng hồ. Sáng hôm sau tình hình vẫn như vậy, Joe sợ rằng nó sẽ kéo dài mãi mãi, anh đã cố gắng bắt chuyện với vợ. Thứ anh nhận lại được chỉ là câu trả lời cụt ngủn từ vợ và tiếng bô xe đi làm của cổ.
Tối hôm đó, phép màu đã xảy ra. Vợ Joe trở về với tâm trạng vui tươi và hỏi rằng liệu anh có muốn đi dạo cùng cô không. Trong buổi đi dạo đó, vợ anh kể rằng cô đã giải quyết được vấn đề trong công ty. Cô cũng nói với anh rằng cô không muốn anh giúp cô trong vấn đề này, sẽ tốt hơn nếu anh cho cô khoảng trống để cô tự mình giải quyết.
SKILL SỐ 3: THỬ ĐIỀU MỚI MẺ KHI BẮT ĐẦU MỘT MỐI QUAN HỆ MỚI
Đối với các Nice Guy vừa kết thúc một mối quan hệ, hay vẫn còn đang độc thân, tôi khuyến khích họ sử dụng những cách tiếp cận mới mẻ khi bắt đầu những mối quan hệ mới. Thật ra thì mối quan hệ nào cũng rối rắm và có những vấn đề không thể xóa bỏ, nhưng mà chúng ta cũng không nên làm nó rối hơn nữa. Đây là lí do tôi khuyến khích các Nice Guy thử điều gì đó mới mẻ. Đó là hãy bước vào mối quan hệ với tâm thế tốt hơn, chứ không phải ngáo ngơ và bất ổn.
“Điều mới mẻ” ở đây có nghĩa là hãy thử thay đổi mẫu người yêu tiềm năng. Nice Guy thường có một khuynh hướng: do sự bất an của mình, Nice Guy thường chọn đối tác cần được “đánh bóng”. Vì họ không biết liệu những người lành mạnh, độc lập có thích họ không, nên họ thường chọn những “viên ngọc thô”. Nice Guy thường chọn đối tác có vấn đề với tuổi thơ của mình: bị lạm dụng tình dục, trải qua những mối quan hệ tệ hại, tuyệt vọng, gặp vấn đề tài chính, thừa cân, mẹ một con. Sau đó Nice Guy sẽ tìm cách “sửa chữa”, quan tâm chăm sóc, hầu hạ với hi vọng rằng cô gái có “vấn đề” đó sẽ chuyển từ viên ngọc thô thành viên kim cương sáng chói. Xui cho Nice Guy là việc này thường chẳng xảy ra =))).
Khi Nice Guy tạo dựng quan hệ với những người không cần “sửa chữa”, họ sẽ cải thiện được cách gầy dựng một mối quan hệ. Điều này không có nghĩa là phải tìm cho được một người hoản hảo, chỉ đơn giản là một người đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình. Các thành viên trong nhóm trị liệu của tôi cũng đã tìm ra những đặc điểm cần có để tạo dựng một mối quan hệ thành công. Những đặc điểm bao gồm (không có thứ tự):
– Đam mê
– Tính chính trực
– Hạnh phúc
– Thông minh
– Sự quyết đoán trong tình dục
– Khả năng tài chính
– Sự cam kết phát triển bản thân
Những Nice Guy đang trong một mối quan hệ có thể sẽ cảm thấy lo ngại nếu đối tác hiện tại không có những đặc điểm này. Nhưng điều này không có nghĩa là họ phải “phắn” khỏi mối quan hệ này ngay lập tức và tìm mối khác ngon hơn. Thay vào đó, tôi khuyến khích mấy thanh niên này cần phải cải thiện bản thân trước và nhìn lại tại sao họ lại cần mối quan hệ này với đối tác hiện tại của họ.
Tìm người mới không phải là giải pháp nếu Nice Guy vẫn muốn một mối quan hệ kiểu vậy. Tôi phát hiện ra rằng khi Nice Guy đối mặt với những mặt bất ổn của anh ta thì mối các mối quan hệ của anh ta cũng thay đổi. Đôi khi những thay đổi này khiến họ xem lại ý định “phắn” của mình, đôi khi nó lại xác nhận đã đến lúc cho một sự thay đổi.
Nice Guy có xu hướng mãnh liệt trong việc cố gắng làm “đúng” mọi thứ. Tôi phải nhắc các anh là cái danh sách ở trên không phải là công thức ma thuật đâu! Không có ai hoàn hảo và cũng không có mối quan hệ nào hoàn hảo cả. Tuy nhiên, bằng cách chú ý tới cái danh sách đặc điểm này, các anh có thể cứu bản thân mình khỏi những lần sấp mặt và tăng cơ hội tìm được người mà các anh mong muốn.
Làm điều gì đó mới mẻ còn có nghĩa là kiềm chế bản thân khỏi ham muốn tình dục trong các mối quan hệ. Mấy feng nên cho bản thân cơ hội để kiểm chứng chính xác những đặc điểm ở trên bằng cách đừng có đè người ta ra trước khi feng hiểu rõ cô ấy. Một khi feng bắt đầu đắm chìm vào tình dục, việc học hỏi của feng sẽ chấm dứt. “Sướng con koo, mù con mắt” (câu này để nguyên vì nó là tục ngữ luôn rồi -ND) – thật vậy, tình dục nó sẽ khiến feng khó mà đánh giá chính xác liệu mối quan hệ này có thích hợp với feng hay không. Mấy feng có thể thấy được những khía cạnh không thích hợp với bản thân của đối tác đó. nhưng mà lỡ thăng hoa với ẻm rồi thì khó mà kết thúc mối quan hệ lắm feng à!
ĐỐI DIỆN THỬ THÁCH
Nếu feng đang dần hồi phục khỏi “chứng bệnh” Nice Guy, feng có thể có những mối quan hệ trọn vẹn và sâu sắc. Cuộc sống này là thử thách, và những mối quan hệ cũng vậy. Nếu như mấy feng thực hiện các chỉ dẫn một cách nghiêm túc, các feng sẽ đủ bản lĩnh để đối diện với thử thách và có được tình yêu mà feng hằng mong muốn!