BẮT ĐẦU THẾ GIỚI

BẮT ĐẦU THẾ GIỚI

Tôi không thích nói ‘hãy ngừng gì đó’,

Tôi thích nói ‘hãy bắt đầu gì đó, hãy bắt đầu thế giới’.”

– Peter Fonda, 2011

Đéo có bất kỳ sự khích lệ dân chủ nào trên con đường hiện tại có thể dẫn chúng ta quay lại với hướng đi của đàn ông.

Cái phong trào đòi quyền lợi cho đàn ông chỉ muốn tìm kiếm sự bình đẳng với phụ nữ, vì vậy hướng đi của nó đéo khác gì chủ nghĩa nữ quyền. Nó muốn giảm bớt việc đàn ông hy sinh cho phụ nữ. Nó muốn đàn ông và phụ nữ sẽ theo đuổi sự thịnh vượng của cá nhân như nhau mà không có nghĩa vụ đặc biệt, không có nghĩa vụ giới tính hay vai trò giới tính được xác định rõ ràng. Sự giận dữ đã đẩy phong trào này thành một dạng suy nghĩ rằng phụ nữ đang “chơi” không đẹp, rằng họ đang gian lận, rằng khi có cơ hội họ sẽ sử dụng tài hùng biện về sự bình đẳng để xỏ xiên mọi thứ theo ý họ. Đàn ông đã đúng về vấn đề này. Phụ nữ đang tái tạo lại thế giới theo ý tưởng của họ. Nhưng sẽ thật là ngây thơ nếu đàn ông mong muốn điều ngược lại.

Hướng đi của đàn ông là chiến đấu chống lại những mối đe dọa bên ngoài và chiến đấu với những thằng đàn ông khác. Đôi khi họ chiến đấu để giành phụ nữ, nhưng trong lịch sử đàn ông chưa từng chiến đấu chống lại phụ nữ. Trong thời bình và dư dật, hướng đi của phụ nữ sẽ luôn dụ dỗ đàn ông để rời khỏi băng nhóm không ổn định, để thu lấy đầu tư của đàn ông vào nỗ lực sinh sản, để cổ vũ đàn ông theo đuổi sự an nhàn và sung sướng trong sự chui rúc cuộc sống gia đình. Một thằng đàn ông được thoải mái quá mức sẽ có xu hướng ít chịu rủi ro lại, và các chiến binh luôn biết rằng quá nhiều sự thoải mái sẽ khiến đàn ông mềm yếu. Đàn ông sẽ không vùng lên và thành lập một ủy ban hành động chính trị lớn để chống lại ảnh hưởng của phụ nữ. Đàn ông giàu có thấy được rằng họ sẽ có nhiều lợi ích về xã hội và tài chính ngay lập tức nếu họ phục vụ lợi ích của phụ nữ. Các chính trị gia thì thấy rằng có một nhóm dân cư tích cực về mặt chính trị và xã hội cần phải được dỗ dành, và họ sẽ tiếp tục làm vậy để lấy phiếu bầu từ phụ nữ. Phụ nữ thích hợp và dễ được phục vụ bởi chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa tiêu thụ của các nền dân chủ hiện đại – thứ hứa hẹn sẽ trao cho phụ nữ sự an ninh, tình dục thả cửa và mua sắm. Phần lớn, các quan chức nam không thể được tin tưởng để giúp những người đàn ông mà họ không biết, khi mà có các rủi ro chính trị kéo theo. Và nhắc lại một lần nữa, sẽ thật là ngây thơ khi đàn ông mong đợi điều ngược lại.

Một bức tường bảo vệ khác cho sự thay đổi xã hội thay mặt cho đàn ông chính là thực tế của chủ nghĩa toàn cầu. Ở Mỹ chúng ta thường được tạo điều kiện để nghĩ rằng các tập đoàn là “Đàn ông”, nhưng đó là một cách nghĩ “rất là thế kỷ 20” về mọi thứ. Bọn trùm tư bản vô đạo và bọn chính trị gia lắm tiền ngày nay là những “thằng bù nhìn” dẫn dắt các doanh nghiệp toàn cầu – những thực thể có thể thành công mà không cần có họ. Các chủ tịch và CEO đương nhiệm thường được dùng một lần như những công nhân. Họ đến và rời đi. Đéo có “đàn ông” nào cả. Chỉ có những thực thể nhiều cơ quan đầu não hợp pháp và chạy theo lợi nhuận thôi. Tại đó các nhân viên làm các phân tích chi phí/lợi ích để tăng lợi nhuận,địa vị và lương của họ. Mục tiêu của họ thường là tạo ra những kết quả ngắn hạn và ngay lập tức. Bọn nhân viên này không quan tâm điều gì sẽ xảy ra với công ty trong 10 năm tới,  bởi vì nếu họ quá cống hiến, họ có thể đang làm việc cho một đối thủ cạnh tranh sau này của họ. Không có “âm mưu” nào ở đây cả, chỉ là mọi người đang tìm kiếm lợi ích ngay lập tức thôi. Nếu bộ phận pháp lý lo ngại hành động pháp lý, thì bộ phận pháp lý sẽ thông qua nguồn nhân lực và ngăn chặn trước bằng cách đưa ra các chính sách chống phân biệt giới tính hoặc chống phân biệt chủng tộc, hoặc thậm chí là hành động khẳng định mềm (soft affirmative action – chỉ sự ưu tiên) và các chương trình quan hệ công chúng để tiếp cận các cộng đồng thích kiện tụng. Vì lợi ích, hầu hết trong mọi trường hợp các doanh nghiệp công ty sẽ ủng hộ các chính sách chống phân biệt giới tính (ủng hộ nữ quyền) và chủng tộc, vì những xung đột danh tính (identity conflicts) có thể tốn kém và không hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp toàn cầu, con người là các đơn vị lao động có thể thay thế cho nhau, được định giá ở các giá trị khác nhau. Giới tính và danh tính bộ lạc của mày là một sự phiền toái và là một nguồn gánh nặng tiềm năng. Chỉ có những “danh tính mỏng” (thin identities) mới có lợi – như thể loại nhạc và phim mà mày thích. Danh tính mỏng mới là hợp lý. Danh tính “Chúng ta” và “bọn nó” và các vai trò giới tính khác nhau rất khó giải quyết và vướng víu. Nhưng đừng tin lời tao nói, tao là một thằng cánh hữu phân biệt giới tính. Nhà vô chính phủ cánh tả được yêu thích ở Mỹ – Noam Choamsky đã viết rằng “Chủ nghĩa tư bản về cơ bản muốn mọi người trở thành những chiếc bánh răng có thể thay thế cho nhau” và những khác nhau giữa bọn họ “thường là không thực dụng”. Chomsky nói về sắc tộc, nhưng những nhận định của ông về việc các tập đoàn chỉ xem mọi người như “những người tiêu thụ và những người sản xuất” và “bất cứ đặc tính nào khác mà họ có thể có là không thích hợp và gây phiền toái” có thể thích hợp về mặt logic về sự khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ. Thứ xã hội không tưởng nữ quyền phi giới tính của những con người không nam tính hay nữ tính sẽ mang lại hiệu quả hơn từ quan điểm thực dụng của các doanh nghiệp toàn cầu. Đừng mong đợi hàng tỷ dollar mà các tập đoàn toàn cầu nắm giữ sẽ mang lại lợi ích cho đàn ông.

Những lời này không phải để nói rằng các nhà hoạt động nam quyền là sai lầm hay vô dụng, mà rằng họ chỉ có thể phân tích và giải quyết tình hình một cách sơ sài. Những người ủng hộ nam quyền chỉ có thể làm tình hình có lợi trong ngắn hạn cho đàn ông mà thôi, như là đòi công bằng trong quá trình ly hôn và quyền nuôi dưỡng con hay trong những vụ kiện quấy rối tình dục. Họ có thể kêu gọi sự chú ý vào những lời dối trá và xuyên tạc của bọn nữ quyền, và họ có thể làm mất uy tín những “chuyên gia” nữ quyền về nam tính – những kẻ cứ xài đi xài lại một kiểu tuyên truyền “khoa học” từ những năm 1970 năm nay qua năm khác. Đây là những việc tốt. Giống như những gì đã trải qua cho chủ nghĩa bảo thủ ngày nay, nó làm chậm sự suy đồi mà bọn nữ quèn gọi là “tiến bộ”.

Riêng phụ nữ về cá nhân thì họ không hề đáng trách vì mọi thứ đã diễn ra trong vài trăm năm qua. Phụ nữ về cá nhân chắc chắn không thể bị đổ lỗi cho cuộc Cách mạng Công nghiệp. Họ không thể bị đổ lỗi cho những chiếc tàu hỏa, máy bay hay xe ô tô – những thứ khiến chủ nghĩa toàn cầu trở thành hiện thực. Họ không thể bị đổ lỗi cho chủ nghĩa Marxist, cho thuốc tránh thai, cho Internet hay trung tâm thương mại. Nhưng phụ nữ nếu xét về nhóm thì có thể đổ lỗi cho họ vì những thứ kinh tởm như truyền hình thực tế, và một đống nhạc và tác phẩm nghệ thuật tệ hại, và vì đã làm cho các tạp chí chính thống trở nên nhảm nhí và ngu ngốc gần như không thể đọc nổi.  Nhưng những người phụ nữ riêng lẻ, bỏ qua một bên những chức phận bù nhìn của họ, thì họ không thể bị đổ lỗi cho vì tất cả. Phụ nữ – như trước giờ họ vẫn luôn muốn vậy, và như trước giờ đàn ông luôn muốn giữ cho họ không làm vậy trong suốt lịch sử loài người – chỉ hành động theo bản năng và bóp méo mọi thứ theo ý thích của họ. Lịch sử đã chứng minh con người không phải là những sinh vật vị tha. Đàn ông và phụ nữ đều có thể rất hào phóng và sẵn sàng hy sinh bản thân, nhưng thường thì chúng ta sẽ vì bản thân hơn. Đó là bản chất của con người.

Mục tiêu của quyển sách này không phải là để miêu tả phụ nữ như những mụ đàn bà độc ác. Phụ nữ cũng là con người, nhưng có những điểm hơi khác so với đàn ông, và họ sẽ ưu tiên cho quyền lợi khá khác của họ và đi theo con đường của họ. Phụ nữ không phải là ác quỷ, nhưng họ cũng chả phải là thiên thần. Họ là chính họ. Không cần biết là họ đồng cảm bao nhiêu với hoàn cảnh của đàn ông hiện đại, phụ nữ sẽ không buông bỏ những thứ họ tin là đáng giá. Họ sẽ không tràn vào các cuộc bầu cử để lấy lợi thế hay hỗ trợ chính quyền. Miễn là các chính quyền mang lại cho phụ nữ sự bình yên và dư dật, phụ nữ và các chính phủ lớn sẽ tiếp tục cộng sinh. Phụ nữ có thể cảm thông, nhưng họ không bị ngu.

Bất kỳ sự trở lại nào của đường lối đàn ông thực thụ sẽ không nhận được sự ủng hộ từ hai phe.

Tao cũng nghi ngờ rằng liệu rằng đàn ông có áp đặt lợi ích của mình như là một giới tính thông qua cách mạng bạo lực. Nó không thực tế. Không có gì tốt lành để làm vậy cả. Đàn ông sẽ không làm đường phố đầy máu của chính họ cho những gì mà họ sẽ đòi hỏi. Đàn ông sẽ không nổi dậy và gây ra bạo loạn ở Tòa Quốc hội để đòi hỏi phải hủy bỏ tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ (cấm việc từ chối quyền bầu cử theo giới tính). Sẽ dễ khiến họ nổi loạn hơn tại Washington D.C để đòi hủy bỏ tu chính án thứ 16 (tu chính án về thuế) và thuế thu nhập liên bang – thứ mà phụ nữ ủng hộ, và cũng vậy – nó sẽ không diễn ra. Thứ duy nhất mà họ có thể thành công trong những năm gần đây là Phong trào Tiệc Trà, bất chấp ban đầu giới truyền thông cuồng loạn gọi nó là một đám đàn ông da trắng giận dữ, nó nhanh chóng được những người phụ nữ như Sarah Palin và Michelle Bachmann kết minh – những kẻ cuối cùng khiến phong trào trở thành một buổi lễ đồng bóng cho các “bà mẹ bỉm sữa” có vũ trang.

Ngay cả khi đàn ông có ý muốn tổ chức chống lại Nhà nước ở hình thức hiện tại, thì họ cũng sẽ thua ngay trước khi họ bắt đầu. Chính quyền có khả năng tìm ra và xác định các phong trào chống chính phủ có sử dụng bạo lực. Họ đã từng đè bẹp các phong trào kháng chiến có vũ trang trong vô số lần. Đàn ông không ngu như vậy. Kháng cự có vũ trang sẽ kết thúc bằng việc được tặng một vé lên thiên đàng trước khi họ có thể giành được tiền bạc, quân số, và những thứ cần thiết để trở thành một mối đe dọa vững vàng. Đây đéo phải là Châu Phi hay Trung Mỹ mà làm vậy.

Nhưng nếu lỡ như vậy thì sao?

Sẽ ra sao nếu Hoa Kỳ hơi giống Mexico một chút.

Tao đã từng làm việc với một người nhập cư bất hợp pháp trong một khoảng thời gian, và hắn nói với tao rằng dù hắn yêu quê hương và văn hóa của hắn, nhưng hắn không muốn để gia đình sống trong một nơi vô pháp luật và bất ổn. Hắn kể cho tao nghe về việc cảnh sát ăn hối lộ thay vì viết biên bản phạt. Vài năm trước lúc tao tới một thành phố sát biên giới, thứ nổi bật nhất mà tao thấy là sự mập mờ giữa cảnh sát và băng đảng. Đéo có chuyện “cảnh sát thân thiện” đâu. Cảnh sát chỉ là một đám những thằng khứa có vũ trang với mục đích theo dõi và dọa dẫm mày. Khi chúng có cuộc gọi, chúng sẽ nhảy lên thùng xe phía sau của chiếc xe Ford F150 và biến mất trong làn bụi mịt mù. Ở một số nơi thì tụi cảnh sát lại dòm không cứng cho lắm. Việc cảnh sát Mexico mang mặt nạ khi làm việc là bình thường, vì họ sợ bị các băng đảng trả thù.

Sự trả thù của các băng đảng có thể rất tàn khốc, giống như vụ gần đây ở một khu sát biên giới của Guadalupe, một cảnh sát nữ đã mất tích vào Giáng sinh 2010.

“Erika Gandara là một tổng đài viên cho sở cảnh sát ở một thành phố nằm sát biên giới Hoa Kỳ, cách Fabens – Texas một dặm với 9,000 dân. Người cảnh sát trưởng trước đó đã bị sát hại và chặt đầu man rợ, phần đầu của ông ta được phát hiện trong một thùng đá. Gandara – một người phụ nữ 28 tuổi độc thân là ứng cử viên duy nhất cho vị trí này với mức lương 580$/ tháng.

Một viên cảnh sát đã bị sát hại trong tuần đầu nhậm chức của Gandara. Trong khoảng thời gian cô làm cảnh sát trưởng, một nhóm gồm 8 lính tuần tra đã bị giết và mất tích. Cô ấy là đại diện thực thi pháp luật duy nhất tại một thị trấn ở thung lũng Juarez – là một phần chiến trường của các băng đảng ma túy cạnh tranh nhau để tìm đường vào Hoa Kỳ.”

Tháng 9 năm 2011, tờ Reuters đã đưa tin rằng tình trạng bạo lực đã dần lắng xuống tại Tijuana sau nhiều năm đẫm máu, một phần vì các băng đảng cuối cùng đã chấm dứt chiến tranh và một băng đã gần như nắm được toàn bộ khu vực.

Nếu đàn ông tái áp đặt lại quyền lợi của họ và trở lại lối đi của đàn ông thực thụ, họ sẽ không làm điều đó thông qua một          phong trào dân chủ, phong trào xã hội hay cuộc nổi dậy chính trị có vũ trang. Họ sẽ làm theo cách giống như những gì La Familia đã làm với tác phẩm của John Eldredge. Họ sẽ thực hiện nó thông qua băng đảng, tại các khu vực mà chính phủ không có quyền lực và uy tín. Họ sẽ lấy một số ý tưởng từ những truyền thống nam giới còn sót lại và tái sử dụng chúng để tạo ra bản sắc độc đáo, “chúng ta” của riêng họ.

Mức độ an ninh hiện tại mà chúng ta đang hưởng (hay sợ hãi, tùy thuộc vào mày ở phe nào) là rất rất xa hoa, và Hoa Kỳ là một khu vực lãnh thổ rất rộng lớn. Chất lượng cảnh sát mà chúng ta có hiện nay là kết quả trực tiếp của sự giàu có và địa vị của chúng ta với tư cách một cường quốc lớn trên thế giới. Cảnh sát của chúng ta đang dựa trên lương bổng, và ít tiền hơn đồng nghĩa với ít cảnh sát hơn, họ sẽ chán nản hơn, và hiện tượng tham nhũng sẽ xảy ra nhiều hơn. Khi quyền lực của chính phủ sụt giảm, bọn kịch viên không thuộc chính phủ sẽ có nhiều kẽ hở và ảnh hưởng hơn. Hoa kỳ lớn hơn Bắc Hàn rất nhiều, và Hoa Kỳ cũng không phải là Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã phải tàn sát hơn 40 triệu người để thiết lập nên trật tự. Không tính những người chết vì các nạn đói, Stalin đã giết ít nhất 3 triệu người để Xô Viết vào trật tự. Sự chuyên chế của ông đã cho ra đời Vory v Zakone – hay “Những tên trộm theo luật” – những kẻ chỉ đại diện cho một phần nhỏ các tổ chức tội phạm đang hoạt động ở nước Nga hiện đại. Các băng đảng tội phạm hoạt động trên khắp nước Mỹ, đặc biệt là những khu vực gần biên giới và khu ổ chuột – nơi có lực lượng cảnh sát nhỏ yếu hay không được công nhận và bị xem là bạo ngược bởi nhiều người da đen nhìn nhận cảnh sát vốn là những kẻ phân biệt chủng tộc, và tại các khu vực tập trung nhiều dân nhập cư bất hợp pháp – những người cảm thấy bạn thân bị đối xử bất công. Đối với nhiều người, nhà nước vốn đã là “phe khác”.

Trong bộ phim Gran Torino, nhân vật Walt Kowalski do Clint Eastwood thủ vai đã thú nhận với bố già Janovich rằng một trong những “tội lỗi” của anh là đã không đóng thuế cho một vụ mua bán kín mà anh ta đã thực hiện vài năm trước. Anh ta đã nói rằng “Nó giống như trộm cắp vậy”. Đó là đất nước mà ông tao đã từng sống. Nhiều người trưởng thành trước giai đoạn chiến tranh Việt Nam cảm thấy rằng họ gắn liền với Tổ quốc. Họ được đầu tư vào lúc đó. Hoa Kỳ lúc đó là “chúng ta”, hay đúng hơn với tinh thần của nó, đó là “con người chúng ta”.

Trong thời hậu chiến tranh Việt Nam, có vẻ như ngày càng có nhiều người ở cánh Tả và Hữu coi chính phủ là “bọn chúng”. Cho dù họ tự coi mình thuộc phe Dân chủ, Cộng Hòa hay độc lập thuộc một loại hình nào đó, cho dù họ có kiếm 20,000 dollar mỗi năm hay thậm chí 200,000 thì hầu hết mọi người ngày nay sẽ tìm cách để đóng ít thuế hơn. Một số người sẽ nghĩ đến việc thu lợi nhuận từ một đơn hàng mà họ đã bán được bằng cách sử dụng quảng cáo từ web Craiglists. Nếu mày nói với họ rằng đó là nghĩa vụ công dân, có thể họ sẽ nhìn mày với ánh mắt mà họ dành cho đám giáo hội Nhân chứng Jehovah. Chủ của những doanh nghiệp nhỏ thường tiếp cách để tiết kiệm chi phí, và rất nhiều người sẽ sẵn lòng để giấu đi con số thu nhập của họ, hay thuê nhân công bất hợp pháp và giấu diếm để tránh phải đóng thuế hay đối mặt với những quy định phức tạp. Trung bình mỗi năm người Mỹ tải phim và nhạc lậu với giá trị hàng tỷ dollar. Giống như việc hút cần sa – thứ mà các băng đảng Mexico đang bán một cách bất hợp pháp – những thứ này trở thành thông lệ được xã hội chấp nhận ở gần như mọi cấp độ của xã hội.

Người Ý có một câu nói cho việc này: Tutti colpevoli, nessuno colpevole.

Nghĩa là “Nếu ai cũng có tội, thì coi như không ai có tội cả”.

Nước Mỹ của Walt Kowalski đã biến chất từ lâu rồi.

Chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa dân tộc có những kết thúc không thể hòa giải được. Chủ nghĩa toàn cầu đang làm suy yếu ý thức của chúng ta về bản sắc dân tộc, sự kết nối giữa chúng ta với chính quyền. Nền kinh tế Mỹ đã rơi vào tay của bọn chủ nghĩa toàn cầu. Tất cả các chính quyền gần đây đều đã quảng bá và nói những thứ nhảm nhí về sự kỳ diệu của nền kinh tế toàn cầu – và bây giờ nền kinh tế đang trong tình trạng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào – giống như chiếc đĩa đang ở trên cây gậy do thằng hề làm xiếc vậy. Có một lượng lớn tiền không đúng giá trị thực đang bị xoay vòng ở ngoài kia, và bất kỳ yếu tố nào cũng có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng suy thoái tài chính. Chúng ta đang phụ thuộc vào công nghệ, thức ăn, nguyên liệu nhập khẩu rẻ tiền. Giá xăng tăng đột biến hay một thảm họa quốc gia lớn có thể dễ dàng biến một nơi không ổn định như Nam California thành chiến trường. Chính quyền đang bán những đường cao tốc thu phí cho các nước ngoại quốc để thu lợi nhuận ngắn hạn. Có một luồng tư tưởng của những người dưới 40 tuổi rằng tiền mà họ bỏ vào an sinh xã hội không thật sự ở đó – hoặc sẽ không có giá trị khi họ về già. Những người đang làm việc biết rõ rằng họ đang phung phí tiền vào một cái hố đen không đáy. Một số khác đang đấu tranh với chính quyền để lấy được bất cứ thứ gì có thể lấy được. Nếu không có sự tăng trưởng kinh tế bất tận, Hoa Kỳ sẽ không thể thực hiện tốt những lời hứa về sự thịnh vượng và an ninh vô tận của mình. Khi mọi thứ bắt đầu xấu đi và chính phủ dường như bất lực trong việc cứu vãn, họ sẽ trở nên ngày càng mất uy tín. Người dân sẽ mất đi liên kết đạo đức với chính quyền. Luật pháp sẽ giống như đang giăng bẫy moi tiền người dân. Chính phủ sẽ dần giống như những kẻ tống tiền, và giống như tại Mexico, người dân sẽ khó phân biệt người tốt và kẻ xấu hơn. Nước Mỹ của “chúng ta” sẽ trở thành nước Mỹ của “bọn chúng” và chúng ta sẽ chia rẽ từ bên trong. Không phải chính thức thì cũng là chưa chính thức, nó đã và đang xảy ra.

Hướng đi mới của phụ nữ phụ thuộc vào sự thịnh vượng, an ninh, và chủ nghĩa toàn cầu.

Bất kỳ sự phục hưng nào của danh dự và hướng đi đúng đắn của đàn ông và khôi phục lại sự cân bằng và hài hòa của hai giới tính cũng cần phải có sự suy yếu của ba thứ trên.

Một trong những quyển sách yêu thích của tao là The Wanting Seed của Anthony Burgess. Nó là một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nói về tương lai khi dân số quá đông, chính quyền đã khuyến khích đồng tính luyến ái và sự nhu nhược và gây khó dễ cho những gia đình sinh con. Trong suốt quyển sách, Burgess viết về một thuyết tuần hoàn lịch sử gồm 3 giai đoạn: Pelphase, Interphase và Gusphase. Trong giai đoạn Gusphase – được đặt theo tên của St. Augustine, nhân loại được giám sát bởi một người cha cứng rắn – người này mong muốn đàn ông trở nên bạo lực và không đáng tin. Đàn ông chỉ nhìn thấy những “con quỷ bên trong” (như cách gọi của Peterson và Wrangham) của nhau và theo đuổi quy tắc thứ bậc bằng bạo lực. Sau giai đoạn của sự an toàn, con người chứng tỏ rằng họ có thể cư xử tốt, và đàn ông bắt đầu nghĩ rằng con người thật ra không xấu. Sự suy nghĩ chuyển sang chế độ Pelphase – tên của St. Pelagius, ở khía cạnh đàn ông nhìn nhận lẫn nhau về bản chất là tốt, hòa bình và có thể hoàn thiện thông qua sự hướng dẫn nhẹ nhàng, hòa nhã của cải cách xã hội. Tuy nhiên, góc nhìn màu hồng và “man rợ cao quý” này của người đàn ông không phản ánh được bản chất của anh ta. Đàn ông không thể luôn được tin tưởng rằng anh ta sẽ luôn theo luật. Anh ta gian lận và làm những gì mình muốn và điều này dẫn tới sự ngờ vực, sự hỗn loạn và sự vỡ mộng. Đây là khi Burgess viết rằng:

“Sự thất vọng mở ra một viễn cảnh của hỗn loạn”.

Ở giai đoạn giữa của chu kỳ – Interphase, chỉ có bạo lực, hỗn loạn và sự bạo ngược. Đó là một sự thay đổi lớn để mang đến giai đoạn Gusphase khác, và sau cùng là một giai đoạn Pelphase mới, và chu kỳ tiếp tục xoay vòng.

Nam giới sẽ không tái khẳng định bản thân theo bất kỳ cách nào thông qua việc điều chỉnh bổ sung hệ thống giáo điều Pelagian lạc quan (search Lạc thuyết Pelagio để tìm hiểu thêm) – hệ thống dựa trên sự phủ nhận bản chất con người. Đàn ông sẽ tái khẳng định lại lợi ích của họ trong giai đoạn Interphase. Khi chính quyền trở nên yếu kém và “trống rỗng” – như cách mà John Robb, một người theo chủ nghĩa vị lai tin rằng họ sẽ như vậy – đàn ông sẽ khẳng định quyền lợi thông qua sự trở lại loại hình xã hội cơ bản nhất của họ. Khi mà trung tâm của chính quyền không còn có thể cung cấp những hệ thống hay sự an toàn giữ cho đàn ông thụ động và lệ thuộc nữa, những nhóm đàn ông cục bộ sẽ tạo nên những mạng lưới nhỏ hơn để bảo vệ và xúc tiến lợi ích của họ. Trong viễn cảnh yếu nhược của sự chuyên chế và vắng mặt của chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, những kẻ chăn cừu sẽ tập hợp quanh những Robin Hood của họ và họ sẽ lập ra những bộ lạc mới.

Trong sự hỗn loạn đi cùng với sự thất vọng, các băng đảng đàn ông có thể bắt đầu lại thế giới.

Tương lai của họ – một chính quyền bảo mẫu duy nhất trên thế giới từ khi còn trong nôi cho đến lúc chết, văn minh toàn cầu của những quản lý và nhân viên, danh tính người tiêu dùng mỏng, xã hội thủ dâm tinh tinh lùn – vốn đã cho thấy những dấu hiệu của sự căng thẳng. Tương lai của họ dựa trên những ảo tưởng không thể chứng minh và những dối trá về bản chất của con người. Tương lai của họ đòi hỏi quá nhiều đàn ông phải từ chối những lợi ích trước mắt của họ để phục tùng cho thứ trừu tượng “tốt đẹp hơn” – thứ vượt xa quy mô của con người. Trên khắp thế giới, thứ tương lai Star Trek từng được nhìn nhận là “không thể tránh khỏi” đã bắt đầu trông không chắc sẽ xảy ra. Liên minh Châu Âu đang chật vật, nền kinh tế toàn cầu đang suy giảm, và mỗi ngày càng có nhiều người hơn bắt đầu nhận ra rằng nước Mỹ đang lao dốc – một con dốc khó mà gượng dậy được.

Tương lai của họ đang sụp đổ rồi. Nó chỉ cần một tác động nhỏ nữa thôi.

Nếu mày muốn hướng mọi thứ tới hướng đi của đàn ông và bắt đầu giai đoạn Interphase, hãy tạo nên sự thất vọng.

Trong suốt năm 2011, những người biểu tình phong trào “Chiếm lấy phố Wall” đã đóng tại các công viên công cộng khắp cả nước. Họ giận dữ vì một điều gì đó. Nhưng họ không chắc. Những thông điệp mà họ truyền tải rất rời rạc. Họ tuyệt vọng. Họ muốn chính quyền giải cứu họ. Họ muốn chính quyền sửa chữa những vấn đề. Họ muốn chính quyền ngăn chặn “lòng tham tập thể” như thể việc “yêu cầu các tập đoàn toàn cầu ngừng hành động để tối đa lợi nhuận” là có thể xảy ra. Họ vẫn có niềm tin đơn thuần rằng chính phủ vẫn đang phục vụ theo ý chí của nhân dân. Họ muốn tin rằng chính phủ muốn họ hạnh phúc. Họ mù quáng tin rằng chính phủ quan tâm đến họ, nhưng họ vốn đã nghi ngờ rằng không phải như vậy.

Nó không phải như vậy, bởi vì nó không thể như vậy. Giống như các tập đoàn toàn cầu, chính phủ đã   thoát khỏi quy mô con người. Không có “người” nào để đấu cả. Chính phủ là những thể chế với mục đích tối thượng là sinh tồn, duy trì và bành trướng.

Khi những người biểu tình quay về nhà, họ không đạt được điều gì cả. Không có gì thay đổi cả, dẫu cho có một số người đứng đầu đưa ra những cam đoan mà họ đã từng nghe.

Mọi người cần phải ngừng mong đợi sự giúp đỡ và định hướng từ chính phủ. Họ phải bị vỡ mộng và thất vọng. Để khiến mọi thứ đi theo chiều hướng có lợi cho đàn ông – dù nó không xảy ra ngay lập tức, sự liên kết cảm xúc giữa chính phủ và người dân cần phải bị cắt đứt hoàn toàn. Khi người dân không còn bị giới cầm quyền chi phối nữa, sự hỗn loạn sẽ xảy ra. Trong sự hỗn loạn đó, đàn ông sẽ tìm lại được bản thân. Họ sẽ ngừng tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính phủ, và bắt đầu dựa vào nhau. Đàn ông sẽ cùng nhau tạo nên những hệ thống nhỏ hơn, cục bộ hơn, gắn chặt hơn.

Mọi người nói rằng họ muốn một thế giới lý tính hơn, nhưng một thế giới trật nhịp khỏi bản chất con người thì sẽ không còn là lý tính nữa.

Đàn ông không hề trở nên lý tính hơn.

Mà họ đang yếu nhược đi.

Họ trở nên sợ hãi hơn.

Họ buông bỏ kiểm soát nhiều hơn.

Không có đường tắt nào cả.

Con đường duy nhất cho đàn ông chính là con đường của băng đảng.

Bài viết mới

Bài viết cùng chủ đề