“Tôi muốn bạn biết rằng tôi thực sự không thoải mái về chuyện chúng ta đã nói tuần trước.”
Đó chính là Lars, một giám đốc điều hành, bắt đầu buổi tư vấn tâm lý thứ hai của mình trong tâm trạng đầy lo lắng. Sau khi được vợ động viên, Lars đã đến gặp tôi. Anh ấy cho tôi biết từ rất lâu rồi anh ấy luôn cảm thấy chán nản và không hạnh phúc. Vài tháng gần đây anh ấy rất khó ngủ và thường xuyên bị đau nửa đầu. Mặc dù cuộc đời anh ấy nói chung là “ổn” — công việc tốt, nhà lầu, vợ đẹp, con xinh, v.v…, Anh ấy chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc.
Trong buổi đầu tiên, Lars cho tôi biết anh ấy có một ảo tưởng rằng muốn ‘buông xuôi’ và biến mất, biến mất ở đây nghĩa là đến một nơi nào đó thật xa, không ai biết mình, mình không biết ai. Những suy nghĩ này khiến anh ta cảm thấy tội lỗi, cho nên anh ấy cố đè nén bên trong mình.
Tôi có hỏi anh ta rằng anh đã làm gì cho bản thân chưa. “Ý anh là gì?” anh ấy nhìn tôi một cách khó hiểu.
Tôi lặp lại câu hỏi.
Sau khi im lặng một chút, anh ấy trả lời: “Không nhiều!”
Thời gian còn lại, tôi đã chia sẻ tầm quan trọng trong việc luôn ưu tiên những nhu cầu của bản thân và có trách nhiệm phải đáp ứng chúng. Buổi thảo luận này cho tôi thấy rõ cả sự sợ hãi và phản kháng của anh ta. Sự lưỡng lự đó thậm chí tiếp tục được lặp lại trong buổi tham vấn thứ hai.
“Phần nào trong buổi thảo luận lần trước khiến anh cảm thấy không thoải mái?” Tôi hỏi.
“Toàn bộ“, anh ấy phản hồi. “Việc phải ưu tiên những nhu cầu của tôi khiến tôi lo lắng.”
Tôi hỏi anh ấy phần nào trong việc phải có trách nhiệm với nhu cầu của mình khiến anh ấy lo lắng.
“Toàn bộ”. “Nó khiến tôi trông thật ích kỷ và luôn tự xem mình là trung tâm”
“Thế thì có gì sai đâu?” Tôi hỏi.
Lars nhìn tôi một cách kinh ngạc. “có gì sai sao?”. Anh ấy bảo tôi “Trở nên ích kỷ như vậy sẽ khiến tôi không khác gì ông già. Ông ta chỉ biết nghĩ cho bản thân và để mặc mẹ con tôi chịu khổ. Tôi không làm được. Tôi không muốn phải ích kỷ hệt như ông ta. Tôi có vợ, có con, có khoản thế chấp phải góp, hoá đơn phải thanh toán. Không đời nào tôi có thể ứng xử như ổng được”.
Những kiểu đàn ông có nhu cầu thấp
Lars đúng nghĩa là một ‘Nice guys’ điển hình khi nói đến những nhu cầu của anh ấy. ‘Nice guys’ thường tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu của người khác trong khi bản thân không có một nhu cầu, một giá trị gì cơ bản. Khi tôi nói chuyện với họ về những nhu cầu ưu tiên, họ đều phản ứng y hệt như Lars.
Hình mẫu điển hình của những ‘Nice guys’ này là kết quả của một tuổi thơ đầy dữ dội. Khi những nhu cầu của trẻ không được đáp ứng kịp thời và lành mạnh, đứa trẻ có thể nghĩ rằng thật ‘không đúng đắn’ khi có nhu cầu. Đứa bé cũng có thể nghĩ rằng những nhu cầu như vậy có thể làm người khác khó chịu, cau có và bỏ rơi chúng. Những suy nghĩ độc hại này từ thời thơ ấu đã tạo ra cho họ những phản xạ không đúng đắn khi trưởng thành:
● Cố tỏ ra bất cần và không mong muốn thứ gì cả.
● Có qua với người ta nhưng không cho người ta có lại, làm khó người khác.
● Trông chờ người khác đáp ứng nhưng không nói ra.
● Cẩn trọng — luôn chỉ tập trung vào đáp ứng người khác.
Trải qua một tuổi thơ đầy dữ dội và đầy thiếu thốn, những phản xạ này được tạo ra và những nhu cầu không được đáp ứng càng bị kiềm nén và không khác gì bong bóng.
Việc cố tỏ ra bất cần ngăn cản những ‘Nice guys’ đáp ứng những nhu cầu của họ.
Với những ‘Nice Guys’, cố tỏ ra bất cần chính là cách duy nhất và là hậu quả của việc trải nghiệm một thời thơ ấu đầy thiếu thốn và bất hạnh. Khi họ kỳ vọng một thứ gì đó nhất, cũng là lúc họ cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi nhất, họ tin rằng kỳ vọng của họ khiến người khác bỏ đi.
Những đứa trẻ bất hạnh này tin rằng khi chúng loại bỏ hoặc che giấu, chôn vùi nó sâu vào trong nội tâm thì chúng sẽ không bị bỏ rơi. Chúng tự thuyết phục rằng nếu không có nhu cầu, kỳ vọng thì không cần phải đáp ứng. Không những sớm nhận ra rằng không được mong đợi một sự đáp ứng mà chúng còn xem tốt nhất là không nên có một mong muốn, nhu cầu nào trong cuộc đời nữa nếu muốn tồn tại. Điều này đã tạo ra một sự ràng buộc rất khó gỡ: những đứa trẻ bất hạnh này không thể hoàn toàn kìm nén kỳ vọng và mong muốn của bản thân, và họ cũng không thể nào đáp ứng được kỳ vọng của mình. Cách duy nhất họ có thể làm là tỏ ra bất cần, không thể hiện mong muốn của bản thân ra ngoài nhưng sâu trong tâm thức vẫn có thứ gì đó thôi thúc, khiến họ bị stress, áp lực và không hạnh phúc.
Do những phản xạ được tạo ra thời thơ ấu, ‘Nice Guys’ thường tin rằng thật tốt khi có ít kỳ vọng, mong muốn hay thậm chí tốt hơn là không có nó. Bên trong vẻ bất cần này, họ thật sự RẤT CẦN NÓ. Do đó, họ cố gắng đáp ứng nó một cách vô ý, gián tiếp, không rõ ràng, nó thôi thúc họ khiến họ mất kiểm soát.
‘Nice guys’ thường cho đi nhưng không nhận lại khiến người khác khó ‘có qua có lại’.
Ngoài việc cố gắng đáp ứng một cách vô ý, gián tiếp và thiếu hiệu quả, Nice Guys thường không nhận gì của ai. Việc đáp ứng kỳ vọng khá mâu thuẫn với những phản xạ họ tạo ra thời thơ ấu đầy bất hạnh dẫn đến việc họ cực kỳ khó chịu khi họ đã có được thứ họ muốn. Hầu hết những ‘Nice Guys’ đều gặp mâu thuẫn nội tâm khi đối mặt với chuyện như trên, thậm chí họ sẽ trở nên điên loạn và tức tốc tìm biện pháp để họ không bao giờ để chuyện đó xảy ra nữa. Thường họ sẽ giao du, chia sẻ với những người hệt như họ, họ cảm thấy đồng cảm với nhau, và họ cư xử hệt như nhau: đều giải quyết kỳ vọng một cách vô ý, gián tiếp và không rõ ràng.
Một minh hoạ cụ thể cho các phản xạ này là cách mà ‘Nice Guys’ thường cố gắng đáp ứng nhu cầu thỏa mãn tình dục. Rất nhiều ‘Nice Guys’ mà tôi đã tham vấn nói rằng khao khát tình dục ở họ rất cao, tuy nhiên họ thường cảm thấy thất vọng khi đã đạt được sự thỏa mãn đó. Đó là bởi vì phản xạ họ không có quyền, không được phép có được những gì họ muốn.
Nice Guys có một tài năng kỳ lạ trong việc cho bạn tình, họ là những người bị lạm dụng tình dục từ nhỏ hoặc có những trải nghiệm tình dục khá tiêu cực, họ gặp khó khăn trong việc biểu lộ sự ham muốn. Khi những người này đang muốn have sex,những gã ‘Nice Guys’ này thường không cho họ đạt được mong muốn đó. Họ phản xạ trong việc quan hệ một cách lý trí hơn là hòa mình vào cuộc vui và tận hưởng nó. Họ tập trung vào sự trải nghiệm tình dục của bạn tình hơn là của họ. Và đôi khi, họ lại bắt đầu kích động bạn tình bằng cách tấn công vào cân nặng của cô ta, hoặc những tổn thương, trải nghiệm tiêu cực của họ trong quá khứ. Những phản xạ này giúp cho những gã ‘Nice guys’ không phải trải nghiệm nỗi sợ, sự xấu hổ, lo lắng đã ám ảnh họ trong thời thơ ấu và để bạn tình của họ không tập trung vào thoả mãn nhu cầu, mong muốn của họ.
Bài thực hành #12
Bạn có cảm thấy bình thường và OK khi bạn cũng có nhu cầu và mong muốn như những người khác? Bạn có tin rằng mọi người cũng muốn giúp đỡ bạn đạt được mong muốn và nhu cầu đó? Bạn có tin rằng thế giới này thực sự muốn giúp bạn và tạo điều kiện cho bạn?
Những kỳ vọng ngầm với người khác khiến ‘Nice guys’ khó tiếp cận với những mong muốn và nhu cầu của bản thân
Tất cả nice guys đều đang đối diện với một tình trạng khó xử: một mặt họ phải giấu đi sự thật rằng bản thân họ cũng có nhu cầu, nhưng mặt khác họ cũng phải tạo ra tình huống mà ở đó họ có một tí cơ hội được đáp ứng?
Để hoàn thành mục tiêu gần như là bất khả thi này, những gã ‘Nice Guys’ tận dụng những ‘kỳ vọng ngầm’ – covert contracts. Những thỏa thuận ngầm, một cách vô thức và không được tiết lộ ra này giúp ‘Nice Guys’ tương tác với thế giới bên ngoài. Hầu hết những gì mà những gã ‘Nice guys’ này làm đều ẩn chứa những mong muốn, kỳ vọng ngầm vào một thứ gì đó, nó đơn giản như là:
● Tôi sẽ làm ______________ (điền vào chỗ trống) cho bạn, và thế..
● Bạn cũng sẽ làm ______________ (điền vào chỗ trống) cho tôi.
● Cả hai chúng ta sẽ hành xử như chúng ta không biết đến kỳ vọng, thỏa thuận ngầm này. Chúng ta tự hiểu.
Có thể hầu hết chúng ta đều đã trải nghiệm việc này. Chúng ta thì thầm vào tai người mình yêu rằng “Anh yêu em” và mong đợi họ cũng làm ngược lại với chúng ta rằng “Em cũng yêu anh.” Đây chính là ví dụ điển hình mà khi người ta cho đi và trông đợi nhận lại như vậy. Nói “Anh yêu em” và trông đợi đối phương cũng nói “Em yêu anh” như vậy chính là một trong những phản xạ cơ bản mà ‘Nice Guys’ cố gắng có được để đáp ứng nhu cầu của họ. Chẳng có gì sai trong việc yêu cầu bạn tình của mình nói rằng họ cũng yêu mình nhưng cực kỳ không đúng nếu mình nói với họ rằng mình cũng yêu họ và trông đợi sự phản hồi ngược lại y vậy, như vậy thật chiếu chủ động và mập mờ, không rõ ràng bày tỏ mong muốn của bản thân.
Đây chính là những hậu quả họ nhận được từ gia đình và xã hội, ‘Nice Guys’ tin rằng nếu họ đủ ‘tốt’ thì họ sẽ được yêu thương, có được những gì họ cần và cuộc sống êm đềm không có trắc trở.
Trên thực tế, hội chứng ‘Nice Guy’ không khác gì một sự kỳ vọng ngầm lớn nhất trong cuộc đời mà mọi người cần giúp nhau giải quyết.
Bài thực hành #13
Xác định ít nhất một kỳ vọng ngầm giữa bạn và một người nào đó quan trọng trong đời bạn. Bạn cho họ những gì? Bạn mong đợi nhận lại những gì? Hãy chia sẻ những thông tin này với người đó. Hãy hỏi họ cảm thấy như thế nào về chuyện bạn kỳ vọng ở họ như thế này.
‘Caretaking’ – chăm sóc thái quá khiến ‘Nice Guys’ không đặt kỳ vọng và mong muốn của họ lên hàng đầu
Một trong những cách cơ bản nhất mà ‘Nice guys’ thể hiện sự kỳ vọng bí mật của họ để họ có thể đạt được mong muốn đó chính là thông qua ‘caretaking’ – chăm sóc người khác thái quá. ‘Nice Guys’ tin rằng việc chăm sóc và quan tâm thái quá của họ cơ bản là thể hiện tình yêu thương và làm cho họ trở thành người tốt. Trên thực tế, việc quan tâm chăm sóc không liên quan một tí gì đến tình thương hay lòng tốt cả. Việc quan tâm chăm sóc thái quá thể hiện đây là một nỗ lực không rõ ràng và gián tiếp thể hiện nhu cầu mong muốn của những gã ‘Nice guys’ hy vọng được đền đáp lại.
‘Caretaking’ – sự chăm sóc thái quá bao gồm 2 phần chính:
1) Tập trung vào những vấn đề, nhu cầu hoặc cảm xúc của người khác để có thể =>
2) => Cảm thấy bản thân có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của bản thân hoặc tránh đối mặt với các vấn đề hay cảm xúc của chính mình.
Reese, một nhà thiết kế đồ hoạ đang chuẩn bị bước sang U30, là một ví dụ điển hình cho việc ‘Nice Guys’ quan tâm chăm sóc những mối quan hệ xung quanh nhưng luôn kỳ vọng nhận lại.
Reese, một người đồng tính, đã than thở trong buổi trị liệu tâm lý của mình: “Tại sao không có một người bạn trai nào đối xử tốt với tôi như tôi đối với họ?” Anh ấy diễn tả rằng tất cả những người bạn trai cũ của anh luôn là người nhận và anh ta luôn là người cho đi. Họ không hề có qua có lại, họ chỉ muốn nhận.
Trong vòng 1 năm, Reese đã trải qua tận 3 mối quan hệ nhưng kết thúc rất chóng vánh và căng thẳng. Mọi thứ khi bắt đầu đều rất tốt đẹp và làm anh lầm tưởng rằng đây chính là mối quan hệ mà anh đang tìm kiếm. Cả ba mối quan hệ đều kết thúc cùng 1 kịch bản: Reese đã yêu phải người đàn ông đã từng sa ngã hoặc họ rất xấu tính.
Người bạn trai đầu tiên sống ở Canada và vừa cai nghiện ma tuý. Anh ta đến sống cùng Reese nhưng chưa bao giờ xin Visa làm việc hay muốn cải tà quy chánh. Reese đã cực kỳ nỗ lực hỗ trợ và động viên, ủng hộ gã ta tìm việc làm và tránh xa khỏi ma tuý. Sau cùng, Reese đuổi anh ta về nhà và không quen nữa. Tiếp theo sau đó, Reese phát hiện ra được lý do gã kia chưa bao giờ xin Visa làm việc là bởi vị gã bị dương tính với HIV, điều mà hắn chưa bao giờ nói với Reese.
Người bạn trai tiếp theo là một người dân tộc khác và chưa bao giờ chấp nhận giới tính thật của mình. Gia đình và tôn giáo luôn xung đột với giới tính thật của anh. Anh ta không bao giờ có thể cam kết điều gì trong mối quan hệ. Tuy nhiên, Reese đã hết mình ủng hộ và luôn cho đi với hy vọng rằng một ngày nào đó anh bạn trai sẽ giải quyết được chướng ngại tâm lý và sẵn sàng đến với Reese đường đường chính chính.
Người bạn trai thứ ba ở trong quân đội. Anh ta ở trong trại cách 40 dặm so với Reese và thậm chí không có xe. Reese phải chủ động gặp và đưa đón anh ta. Reese luôn trả tiền cho các buổi hẹn hò vì anh là người kiếm được nhiều tiền hơn. Anh ta thường tặng quà cho bạn trai và thậm chí là cho hắn mượn tiền. Khi gã này được chuyển công tác sang tiểu bang khác, Reese bỏ việc, bán xe và dời đi cùng người bạn trai đó và rốt cuộc cũng phải trở về lại sau ba tháng khi gã ấy bắt đầu trở mặt và đối xử tệ với anh.
Trải qua 12 tháng trời quá bận rộn chạy theo những nhu cầu và mong muốn của những gã bạn trai cũ, Reese phải bỏ việc và xa lánh hầu hết tất cả bạn bè và thậm chí cả gia đình mình. Sự chăm sóc thái quá của anh ta đã khiến anh ta bị ám ảnh với những gì người khác đối xử với mình, thậm chí anh ta còn đang tự huỷ hoại mình một cách vô thức khi Reese quá tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của người khác. Điều này cũng giống như hầu hết ‘Nice Guys’ ngoài kia, bất kể anh ta cho đi bao nhiêu, Reese luôn cảm thấy mình nhận lại chẳng được gì cả.
Caring – Thật tâm cho đi, và Caretaking – cho đi nhưng kỳ vọng nhận lại
Mặc dù những gã ‘Nice Guys’ nghĩ rằng mọi hành động của họ đều bắt nguồn từ sự yêu thương, thường sự quan tâm chăm sóc của họ rất ít liên quan đến việc thật tâm họ muốn, họ chỉ trông chờ nhận lại từ người khác y vậy. Đây chính là sự khác biệt:
Caretaking – Cho đi, nhưng kỳ vọng nhận lại:
1) Cho người khác những gì người cho cần.
2) Bắt nguồn từ sự trống rỗng trong tâm hồn và thể hiện những mong muốn, kỳ vọng không được thoả mãn.
3) Luôn bị dằn vặt, bức bối khó chịu trong lòng.
Caring – Thật tâm cho đi
1) Cho người khác những gì người được cho cần.
2) Thể hiện sự rộng lượng, thực sự muốn giúp đỡ chia sẻ từ trái tim.
3) Luôn cảm thấy thư thái và hạnh phúc. Có vô số lý do ‘Nice Guys’ kỳ vọng mong muốn nhận lại từ người khác, nhưng không có gì liên quan đến tình yêu thương. Với họ, những hành động giúp đỡ ngoài mặt nhưng bên trong họ luôn có kỳ vọng nhận lại từ người khác một thứ gì đó.
Nice Guys cho người khác những gì họ muốn nhận lại. Họ tặng quà, dành tình cảm, thời gian cho mối quan hệ những bất ngờ,….Họ sẽ khuyến khích bạn tình của mình nghỉ phép một ngày để đi du lịch, đi shopping, khám bệnh, nghỉ việc hoặc đi học thêm,… nhưng họ không cho phép bản thân được làm vậy.
Bài thực hành #14
Hãy xác định hai hoặc ba hành động chăm sóc thái quá của bạn. Để kích thích nhận thức để nhận ra dễ hơn, hãy thực hiện những hành động này trong thời gian 1 tuần:
Tạm hoãn mọi việc quan tâm chăm sóc lại đi bởi vì ‘Nice Guys’ gặp khó khăn trong việc phân biệt quan tâm chăm sóc bình thường và chăm lo thái quá, hãy dừng việc đó lại hoàn toàn (ngoại trừ việc chăm lo trẻ nhỏ). Hãy nói cho mọi người xung quanh bạn biết việc bạn đang làm để họ không hiểu lầm. Quan sát cảm xúc của bạn và cách đối xử của người khác đối với bạn.
Có ý thức tự giác, cố gắng chăm sóc tốt bản thân mình nhiều hơn mọi khi. Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng đây là một cách khá hiệu quả để tạo thói quen chăm sóc bản thân. Chú ý vào những gì bạn cảm nhận được khi bạn thực hiện hành động này và quan sát phản ứng của những người xung quanh bạn.
The Victim Triangle – Tâm lý nạn nhân, xu hướng đổ lỗi cho người khác
Thay vì giúp ‘Nice Guys’ đạt được mong muốn của bản thân, những kỳ vọng ngầm của họ với người khác cùng với sự tập trung của họ vào nhu cầu trái với nhu cầu của bản thân chỉ dẫn đến sự phẫn nộ và thất vọng trong tâm hồn. Khi những cảm xúc tiêu cực này tích tụ và bị đè nén đủ lâu, đủ lớn, nó sẽ bùng phát và họ không thể nào kiểm soát được cảm xúc nữa, họ sẽ có những hành động ngu ngốc, gây hại cho người khác. Đây gọi là một chu kỳ ‘victim triangle’ – tam giác Tâm lý nạn nhân. ‘The victim triangle’ bao gồm ba chuỗi hành động ai cũng đoán được:
● Những gã ‘Nice Guys’ cho đi với hy vọng cũng nhận lại thứ gì đó.
● Một khi những gã ấy không nhận lại được nhiều như những gì anh ta cho đi hay không được như kỳ vọng, Họ thường cảm thấy tức giận và thất vọng. Luôn nhớ, những gã ‘Nice Guys’ luôn ghim trong mình kỳ vọng và lúc nào cũng sống trong sự trông chờ, thiếu lạc quan.
● Khi sự tích tụ và đè nén này diễn ra đủ lâu, nó sẽ bùng phát và họ sẽ mất kiểm soát, họ xả cơn giận lên mọi người xung quanh, có những hành động tiêu cực, tỏ thái độ, chỉ trích, đổ lỗi,… Thậm chí họ còn sử dụng bạo lực. Một khi chu kỳ đó kết thúc, nó có khuynh hướng quay trở lại từ đầu và bắt đầu một vòng lặp mới.
Vợ tôi đề cập đến những ý trên tương tự những phản xạ thông thường của ‘Nice guys’. Đôi lúc họ phản xạ như rằng những đau khổ, bất hạnh của tuổi thơ đang bùng phát và họ xả lên người khác. Đôi khi ‘Nice guys’ sẽ thể hiện ‘victim puke’ – phản xạ tâm lý nạn nhân dưới nhiều hình thức, hành động khác nhau nhưng đa phần đều là những hành động, lời nói mang tính tiêu cực và xúc phạm người khác, hoặc họ nói móc, đá đểu người khác một cách nhiều ẩn ý. Vì mang trong mình tâm lý nạn nhân, họ luôn xem hành động và lời nói tiêu cực họ gây ra đều là chính đáng. Và như vậy chúng ta thấy được ‘vicim puke’ – phản xạ tâm lý nạn nhân ở ‘Nice Guys’ chứng tỏ họ không phải lúc nào cũng ‘nice’, họ tốt bởi vì họ muốn làm hài lòng người khác chứ không có nghĩa là họ thực sự trong thân tâm họ muốn như vậy.
Mối quan hệ giữa Shane và bạn gái anh ta là một ví dụ điển hình của ‘victim triangle’ và ‘emotion puke’. Shane đã đặt cô lên trên hàng đầu và sâu thẳm bên trong tâm hồn, anh ấy tin rằng cô chỉ yêu Shane nếu anh ta ‘đủ tốt’. Vì vậy, để nuông chiều và làm hài lòng cô, Shane tặng quà, gửi thiệp, gửi cho cô hàng tá tin nhắn, mua quần áo, lên kế hoạch làm cô bất ngờ trong những dịp đặc biệt, chăm lo nhà cửa và cả con cái của cô.
Tất cả điều này làm cho Racquel cảm thấy cô mắc nợ tình cảm của anh. Cô cảm thấy cô không thể nào đối xử hay đền đáp Shane như những gì anh đã làm cho cô. Và rõ ràng, cô ấy không thể. Shane đang cố gắng van xin tình yêu của cô – đây là một kỳ vọng ngầm, không rõ ràng, chưa được nói ra. Và sau cùng, cô chỉ muốn đẩy anh ra xa, vì cô cảm thấy ngạt thở, bức bối với tình yêu của anh.
Khi chuyện này xảy ra, Shane sụp đổ hoàn toàn. Anh ấy không hiểu tại sao anh ấy làm đầy đủ nghĩa vụ, thậm chí là hoàn hảo nhưng Racquel thì không. Anh ấy không hề nghĩ anh ấy rất khó cảm thấy hài lòng. Càng chiều Racquel, Shane càng cảm thấy khó chịu và bức bối, nhiều khi còn suy nghĩ và buộc tội Racquel không hề yêu anh ta. Họ sẽ có những cuộc tranh cãi nảy lửa, xúc phạm nhau bằng những lời cực kỳ thiếu tôn trọng và khó nghe và có thể dẫn đến chia tay. Sau đó Shane sẽ cảm thấy hối hận và muốn sửa sai, anh lại tiếp tục theo đuổi và van xin Racquel tha thứ (đồng thời trong thâm tâm vẫn còn cay cú và trách Racquel tại sao không mở lời làm hoà và sửa sai). Sau đó anh lại tiếp tục chăm lo, yêu chiều và cố gắng làm hài lòng Racquel. Vòng lặp này cứ lặp đi lặp lại không hồi kết.
Bài thực hành #15
Có thể khó thấy được mối liên hệ trực tiếp giữa những hành vi và cảm xúc bạn gây ra. Hãy quan sát để xem liệu bạn có tổn thương cảm xúc những người thân xung quanh bạn hay không:
P Bạn có đưa ra những lời nhận xét hay những trò đùa nhạy cảm, dễ gây tổn thương không?
P Bạn có làm họ xấu hổ ở nơi công cộng không?
P Bạn có thường xuyên đến muộn không?
P Bạn có thường quên những việc họ yêu cầu bạn làm không?
P Bạn có chỉ trích họ không?
P Bạn có rút lui hay đe dọa sẽ bỏ họ đi không?
P Bạn có kìm nén sự thất vọng cho đến khi bạn bùng phát trước mặt họ không?
Hãy hỏi những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của bạn, xin họ cung cấp thông tin để bạn biết được về việc chăm sóc cảm xúc của bạn đang đúng hướng không. Những điều này khó thể rất khó nghe và có thể làm bạn xấu hổ nhưng những thông tin quan trọng này sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng đóng vai nạn nhân, nhận ra vấn đề và bắt đầu thay đổi ở bản thân.
Trở nên ích kỷ đúng nghĩa
Khi tôi bắt đầu viết cuốn sách này tôi đã chia sẻ những bản nháp đầu tiên cho các thành viên của nhóm ‘No More Mr. Nice Guy!’. Trong một lần trò chuyện, một thành viên của nhóm phát biểu rằng “Có vẻ như toàn bộ điểm nhấn của quyển sách này là việc chỉ tập trung vào bản thân. Tôi thấy nó thật ích kỷ khi luôn tự cho mình là trung tâm, làm như ‘Nice Guys’ phải luôn nghĩ cho bản thân anh ta thôi và không lo lắng cho bất kỳ ai khác”.
Mặc dù tôi không viết ‘No More Mr. Nice Guy!’ với tư tưởng này trong đầu, bình luận của các thành viên trong nhóm chứa đựng một sự thật quan trọng mà thậm chí trước đó tôi còn chưa nhận thức được đầy đủ. Kể từ khi ‘Nice Guys’ học cách làm hài lòng người khác để tồn tại, việc phục hồi phải tập trung vào việc đặt bản thân lên hàng đầu và luôn có một khát khao, mong muốn làm hài lòng bản thân trước nhất.
Hầu hết những gã ‘Nice guys’ đều rất ngạc nhiên khi tôi bảo họ rằng việc có mong muốn và kỳ vọng là một điều hết sức bình thường và những người trưởng thành luôn đặt mong muốn và nhu cầu của họ lên hàng đầu. Thỉnh thoảng tôi phải lặp đi lặp lại tư tưởng này rất nhiều lần để nó có thể thấm vào đầu họ. Với Nice Guys, có nhu cầu và mong muốn đồng nghĩa với sự thiếu thốn – ‘needy’ – và không khác nào tự biến mình thành kẻ sẽ bị xã hội bỏ rơi.
Tôi nói với họ rằng “Không ai được sinh ra trên hành tinh này phải đáp ứng kỳ vọng, mong muốn của người khác” (ngoại trừ bố,mẹ — và công việc của họ đã xong). Tôi cũng nhắc nhở họ rằng các bạn không được sinh ra để làm hài lòng và đáp ứng mong muốn, nhu cầu của người khác(ngoại trừ những đứa trẻ của bạn).
Sự thay đổi cách sống, tư duy này trông rất đáng sợ đối với những gã ‘Nice Guys’. Ý tưởng mà phải đặt nhu cầu, mong muốn của bản thân lên hàng đầu không khác gì tự cô lập mình, trở thành kẻ bị xã hội ruồng bỏ và không đáng được yêu thương.
Mỗi khi tôi thách thức những gã ‘Nice Guys’ về việc tập trung vào những mong muốn và nhu cầu của các gã, tôi đều nhận lại những sự chống chế quá dễ đoán:
“Mọi người sẽ oán trách và nổi giận với tôi.”
“Mọi người sẽ nghĩ tôi sống ích kỷ.”
“Tôi sẽ cảm thấy cô đơn.”
“Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người đều sống theo cách này?”
Tôi đang liệt kê những lợi ích dành cho ‘Nice Guys’ và những người xung quanh họ nếu họ đặt mong muốn của họ lên hàng đầu:
● Họ cho thấy được họ có thể có những gì họ cần mà muốn.
● Họ cho đi một cách rất khôn ngoan – cho mọi người thứ họ cần.
● Họ hoàn toàn có thể cho đi mà không cần sự báo đáp hay công nhận.
● Họ trở nên ít thiếu thốn hơn.
● Họ trở nên hấp dẫn hơn.
Hầu hết những gã ‘Nice Guys’ đều rất thích mình là người được lợi sau cùng trong cộng đồng. Một người đàn ông thật kém hấp dẫn nếu họ trở nên bất lực, nhõng nhẽo, nhu nhược và thiếu thốn nhưng lại ngược lại với sự tự tin và sự an toàn, đảm bảo. Hầu hết mọi người đều bị thu hút bởi người đàn ông có chính kiến, có ý thức về bản thân, biết mình là ai, mình cần gì. Đặt nhu cầu, mong muốn của bản thân lên hàng đầu không khiến mọi người bỏ đi mà nó còn thu hút họ. Đặt nhu cầu và mong muốn của bản thân lên hàng đầu là điều cần thiết cơ bản nhất để đạt được những gì người ta muốn, nhất là trong tình yêu và cuộc sống.
Chịu trách nhiệm về những nhu cầu, mong muốn của bản thân giúp ‘Nice Guys’ đáp ứng được nhu cầu của họ
Để những gã ‘Nice Guys’ đáp ứng được mong muốn của họ, họ buộc phải thay đổi toàn bộ tư duy, cách rèn luyện. Sự thay đổi này bao gồm:
● Có nhu cầu, mong muốn cũng là một phần của con người.
● Người trưởng thành coi việc đáp ứng nhu cầu bản thân và việc ưu tiên hàng đầu.
● Họ có thể yêu cầu sự trợ giúp từ bạn bè, người thân trong việc đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng hay mong muốn của họ một cách trực tiếp và rõ ràng.
● Những người khác đều muốn đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ.
● Thế giới này rất tươi đẹp và muôn màu.
Để đáp ứng mong muốn của họ, Những ‘Nice Guys’ đang chữa lành này phải làm việc gì đó hoàn toàn khác với những gì họ đã làm trước đây. Với những gã ‘Nice Guys’, việc đặt bản thân lên hàng đầu không hề đơn giản đâu. Nó không chỉ cần thiết để giải quyết mong muốn, nhu cầu bản thân mà còn quyền điều khiển bản thân, cảm thấy mình thực sự được ‘SỐNG’, được trải nghiệm, được yêu thương và được thân mật với người khác.
Điều thú vị là khi ‘Nice Guys’ chịu trách nhiệm về những nhu cầu của họ và đặt nó lên hàng đầu thì nó đều có lợi cho những người xung quanh họ. Và thế là hết, không còn phải trông chờ vào sự đáp trả của ai nữa, không phải đoán già đoán non, kỳ vọng vào ai đó, không còn những cơn tức giận bộc phát vô ý thức, những hành vi hung hăng mất kiểm soát. Sự thao túng, đè nén nhu cầu, cảm xúc và sự oán hận đã chấm dứt. Tôi đã học được bài học này đầu tiên vào đầu năm trước.
Kỳ nghỉ lễ đang đến gần và lũ trẻ của chúng tôi sẽ đi chơi xa. Tôi đã lên kế hoạch dành thời gian cho vợ tôi Elizabeth nhưng cô ấy có vẻ muốn trốn tránh và từ chối cam kết hay hứa rằng sẽ dành thời gian cho tôi. Tôi cảm thấy khá thất vọng và tạm hoãn kế hoạch của mình. Cuối cùng, khi được bạn tôi thúc giục, tôi quyết định sẽ đặt những mong muốn và nhu cầu của mình lên hàng đầu và ngày nghỉ cuối tuần. Tôi lên kế hoạch và hỏi cô ấy có muốn tham gia nếu cô ấy thích. Tôi làm khá nhiều việc tôi muốn làm, kể cả việc dành thời gian vui chơi cùng bạn bè. Hoá ra, vợ tôi cũng tham gia cùng tôi trong một số dịp. Vào thứ hai, cô ấy chia sẻ với tôi rằng cô ấy rất hứng thú và tận hưởng ngày cuối tuần và không muốn nó kết thúc.
Sự thử thách
Trong nhóm ‘No More Mr. Nice Guy!’, tôi đã thử thách các thành viên trong nhóm thử trải nghiệm việc đặt những mong muốn và nhu cầu của mình lên hàng đầu trong ít nhất một tuần. Mặc dù nó tạo ra một sự lo lắng tột độ, ai trong nhóm cũng chấp nhận nó. Dưới đây là trải nghiệm của Lars, Reese, và Shane.
Lars
Lars, người được giới thiệu trong những chương đầu của quyển sách, về nhà sau khi tham gia nhóm ‘No more Nice guys’ và bảo với vợ anh ta rằng anh ta sẽ đặt nhu cầu và mong muốn của anh ta lên hàng đầu trong vài tuần tới. Ban đầu cô ta phản đối lời tuyên bố của anh — vốn làm anh cảm thấy thêm lo lắng. Để thúc đẩy lòng can đảm của mình, Lars đã xin ý kiến và kinh nghiệm của vài người đàn ông trong nhóm. Sự động viên của họ đã hỗ trợ anh rất nhiều trong việc theo đuổi sự cam kết thoát ra khỏi vòng lặp ‘Nice guys’ này!
Lars quyết định sẽ giữ kế hoạch thật đơn giản. Anh ấy sẽ dành thời gian mỗi ngày đến phòng tập Gym và rèn luyện thể chất. Yêu cầu công việc, chăm lo nhà cửa, con cái đã chiếm hết thời gian của anh. “Thật không công bằng khi anh đi tập gym mà em lại không được đi” vợ Lars càm ràm. Lars bị thôi thúc suy nghĩ. Anh ấy bị thúc đẩy phải nghĩ ra cách để vợ anh cũng được đi tập giống anh. Tuy nhiên, anh ấy vẫn sẽ đi tập để thoát ra khỏi vòng lặp ‘Nice guys’ của mình dù vợ anh có nghĩ như thế nào.
Trong vài lần đầu tiên đến phòng Gym, Lars ngập tràn cảm giác tội lỗi và lo lắng. Tuy nhiên, anh ấy vẫn kiên trì đến cùng. Sau ngày thứ ba, vợ hỏi việc tập luyện của anh ấy có ổn áp không. Sau một tuần tập luyện liên tục, Lars bắt đầu cảm thấy tràn đầy năng lượng và lạc quan hơn trong cuộc sống. Anh ấy bắt đầu ngủ ngon hơn. Anh ấy cũng rất tận hưởng thời gian bên cạnh những người bạn trong phòng Gym – những người đang tập luyện chăm chỉ, chăm sóc sức khỏe rất tốt và có body rất đẹp. Ngạc nhiên hơn, sau 1 tuần đầu, vợ của Lars bảo rằng anh ấy đang truyền cảm hứng cho cổ có động lực chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Cô ấy bảo rằng sẽ để lũ trẻ ở nhà chăm sóc trẻ trong phòng Gym và cô sẽ dành thời gian học thể dục nhịp điệu.
Reese
Reese đã gia nhập hội ‘No More Mr. Nice Guy!’ sau khi mối tình gần đây đổ vỡ. Khi vừa mới tham gia anh ta cảm thấy không thoải mái khi mình là người đồng tính duy nhất trong hội nhưng không sao, tất cả những người khác rất hoan nghênh và chào đón anh, luôn giúp đỡ và giúp anh xây dựng thói quen và quá trình thoát khỏi hội chứng ‘Nice guys’.
Vào ngày nghỉ cuối tuần, Reese có thói quen ra ngoài hẹn hò với bạn trai mới nhất ở các Bar dành cho người đồng tính vào thứ 6, thứ 7 và cả chủ nhật. Vào thứ hai đầu tuần, anh ấy thường hoàn toàn kiệt sức. Anh ấy dành cả tuần để cố gắng chạy theo cho kịp tiến độ công việc dù anh ấy rất mệt. Reese sợ rằng nếu anh ta không đi hẹn hò với gã bạn trai, hắn sẽ bỏ Reese.
Sau đó, Reese quyết định dành một ngày cho riêng mình và làm những gì anh ta muốn. Anh ta sẽ trao đổi với bạn trai. Reese quyết định anh ấy chỉ đi một đêm, không nhậu nhẹt và sẽ về nhà trước nửa đêm. Vào thứ bảy, anh ấy lên kế hoạch đi xem phim với một vài chàng trai trong nhóm. Và vào ngày chủ nhật anh ấy sẽ chỉ ở nhà để nghỉ ngơi thư giãn, dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ. Anh ấy sẽ đi ngủ sớm vào lúc 10 giờ tối.
Khi ngày thứ hai đến, Reese cảm thấy rất khoẻ mạnh vì được nghỉ ngơi, đầu óc thư thái làm việc rất hiệu quả. Bạn trai không bỏ rơi anh ta nữa và thời gian còn lại trong tuần thực sự rất thư thái và thú vị.
Shane
Shane, người mà đã được giới thiệu trong những chương trước đây, thích làm mọi việc cho bạn gái anh ta. Anh thường xuyên tặng quà, lên kế hoạch làm bất ngờ và hài lòng cô, thậm chí sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giúp cô.
Sau buổi tham vấn, Shane lên kế hoạch thay đổi: luôn chú ý đến thời điểm anh ấy bị thôi thúc phải làm một việc gì đó cho bạn gái anh ta và thay vì vậy, anh ta làm cho bản thân. Khi anh ta muốn rửa xe cho cô, anh ta rửa xe của mình. Khi anh ta muốn mua một thứ gì đó tặng cô thì thay vì vậy anh ta mua cho bản thân . Khi anh ta muốn hỏi cô xem cô có đang ổn không, anh ta gọi cho một người khác trong danh bạ. Những điều này làm Shane cực kỳ lo lắng.
Khác hẳn kỳ vọng của anh ta, vào cuối tuần Racquel cảm thấy nhớ gã và thực sự mong muốn gặp và dành thời gian cho gã nhiều hơn. Cô ấy thậm chí gọi cho anh ta vào rất muộn khi bọn trẻ đã ngủ và mong anh ta đến bên cổ để have sex.
Vài tuần sau đó, Shane và Racquel nói về sự thay đổi sau buổi tham vấn tâm lý cặp đôi. Họ quyết định tiếp tục khóa tham vấn này. Trong 6 tháng, họ đồng ý rằng Shane sẽ không tặng quà hay làm một điều gì bất ngờ nữa. Trong 6 tháng, Shane sẽ không tặng quà sinh nhật, Giáng Sinh hay Valentine.Trong thời gian này, anh chỉ tập trung vào chăm sóc thật tốt bản thân và cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu mà anh kìm nén từ lâu.
Sau đó Shane nhận ra rằng không những Racquel không hết yêu anh mà thậm chí cô còn yêu anh nhiều hơn. Một năm sau, họ đều khẳng định rằng Shane có thể tặng cô quà mà không kỳ vọng một sự chấp nhận hay khẳng định một điều gì. Trong thời gian này, Shane cũng học được rằng việc đặt mong muốn và nhu cầu của mình lên hàng đầu giúp cho anh bớt sợ hãi, phụ thuộc và . Cả Shane và Racquel đều bảo rằng họ thực sự tận hưởng tất cả sự thay đổi vừa qua, họ có cuộc sống hạnh phúc cùng nhau kể từ khi Shane bắt đầu biết đặt bản thân lên hàng đầu.
Ra quyết định
‘Nice Guys’ đã tin vào một sự ảo tưởng rằng việc từ bỏ những mong muốn của bản thân và đặt người khác lên đầu, họ sẽ được yêu thương và được đáp ứng mong muốn của họ. chỉ có một cách để thay đổi sự mộng tưởng phi Logic và thiếu thực tế này — đặt bản thân họ lên đầu.
Đưa ra quyết định đặt bản thân lên hàng đầu là phần khó thực hiện nhất.Thực tế thì việc thực hiện nó khá là dễ dàng. Khi những gã ‘Nice Guys’ đặt bản thân họ lên đầu thì chỉ có một thứ để tập trung vào — đó chính là nội tâm họ. Quyết định bây giờ chỉ là tập trung vào một cá nhân – là chính họ – hơn là cố làm hài lòng tất cả mọi người. Họ bây giờ không cần phải đọc vị, đoán mò hay cố làm hài lòng mong muốn của mọi người nữa. Khi đã đặt bản thân lên hàng đầu, họ chỉ việc tập trung vào một thứ: suy nghĩ của họ!
“Có phải mình muốn như này? Chính xác. Vậy thực hiện nó thôi.”
Bài thực hành #16
Đưa ra quyết định đặt những nhu cầu bản thân lên hàng đầu vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc trong cả tuần. Hãy nói với những người xung quanh bạn việc bạn đang làm. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ những người bạn để họ động viên bạn vượt qua quá trình đầy khó khăn này. Hãy chú ý đến những cảm giác lo lắng xuất hiện ban đầu, cẩn thận với việc bạn có khuynh hướng quay trở lại thói quen cũ. Ở cuối quá trình chữa lành, hãy hỏi mọi người xung quanh bạn rằng bạn đã thay đổi như thế nào khi bạn bắt đầu tôn trọng bản thân và luôn đặt kỳ vọng, nhu cầu của bản thân lên hàng đầu.
Luôn nhớ rằng, bạn không cần phải làm nó một cách quá hoàn hảo đâu. Việc quan trọng chỉ cần dám bắt đầu thay đổi thôi.
Để thoát khỏi hội chứng ‘Nice guys’, họ cần chịu trách nhiệm đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Những người khác có thể tương tác, hợp tác với họ không có nghĩa họ phải có trách nhiệm với kỳ vọng, nhu cầu với người tương tác. Chỉ cần đặt ưu tiên nhu cầu của mình lên hàng đầu , những gã ‘Nice guys’ sẽ có cơ hội phục hồi và thoát khỏi hội chứng này ám ảnh họ từ thời thơ ấu, họ sẽ lại được hạnh phúc một lần nữa. Họ sẽ thực sự tin rằng kỳ vọng, mong muốn của họ là quan trọng và luôn luôn có những người sẵn sàng giúp họ đáp ứng những nhu cầu đó.