Chương 5: Tất cả trong tâm trí

Một số học giả đã đặt vấn đề với sự hồi sinh của nhân tướng học. Những lời chỉ trích ập đến trong nhiều hình thức.

1.   Khái Quát Hóa Quá Mức

Nổi bật nhất, Leslie Zebrowitz báo cáo trong Highgfield và cộng sự (2009), khẳng định rằng nhiều phán đoán tức thời theo bản năng không thực sự chính xác. Ông lập luận rằng khi thực hiện những khái quát hóa như vậy, chúng ta đang gán cho chủ thể những phẩm chất mà chúng ta liên kết với những nguyên mẫu nhất định. Đây là những phẩm chất được tiết lộ bởi các dấu hiệu trên khuôn mặt có liên quan đến tình trạng sức khỏe kém, trẻ sơ sinh, cảm xúc và bản sắc. Zebrowitz và nhóm của ông tuyên bố rằng những điều này được ‘khái quát hóa quá mức’ đối với: ‘những người có diện mạo khuôn mặt giống với người không phù hợp (khuôn mặt dị thường quá mức), trẻ sơ sinh (khuôn mặt trẻ con quá mức), một cảm xúc cụ thể (khuôn mặt cảm xúc quá mức) hoặc một danh tính cụ thể (khái quát hóa quá mức khuôn mặt quen thuộc)’ (Zebrowitz & Montepare, 2008, tóm tắt). Vì vậy, họ lập luận, chúng ta liên kết dị tật trên khuôn mặt với bệnh tật và, do đó, phản ứng với một người kém hấp dẫn như thể họ bị bệnh. Tương tự như vậy, chúng ta cho rằng trẻ sơ sinh rất ngoan ngoãn nên phản ứng với một người có khuôn mặt trẻ thơ như thể họ ngây thơ. Có bằng chứng cho thấy sự đối xứng trên khuôn mặt liên quan đến GFP thấp và việc có khuôn mặt giống trẻ con thực sự có liên quan đến tính cách phục tùng. Hơn nữa, nếu những phản ứng này là bản năng (có vẻ như đúng như vậy) thì chúng đã được tiến hóa trong các điều kiện chọn lọc. Những người phản ứng một cách thích ứng và đúng đắn, có nhiều khả năng sống sót hơn để truyền lại gen của họ. Vì vậy, những lời chỉ trích của Zebrowitz có thể được bác bỏ một cách thỏa đáng.

2.   Chỉ Là Hạt Nhân Của Mô Hình

Todorov và Oosterhof cũng đã chỉ trích dòng nghiên cứu của chúng tôi. Họ lập luận rằng những đánh giá của chúng tôi có liên quan đến việc các khuôn mặt trông “đe dọa” ra sao. Todorov và Oosterhof (2008) đã hỏi mọi người về phản ứng bản năng của họ đối với những bức ảnh mang cảm xúc trung lập. Họ đã xem qua tất cả các câu trả lời và nhận thấy rằng có hai yếu tố cơ bản đằng sau các phản ứng: sự đáng tin cậy và sự thống trị. Sau đó, họ tìm ra chính xác những nét mặt hoặc đặc điểm nào được mọi người liên kết (tích cực hoặc tiêu cực) với sự đáng tin cậy và sự thống trị. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phần mềm để tạo ra những khuôn mặt ngẫu nhiên rồi chế thành tranh biếm họa và đưa ra lựa chọn đáng tin cậy/không đáng tin cậy, thống trị/ phục tùng. Sau đó, họ yêu cầu nhóm mẫu thử gán cảm xúc cho khuôn mặt. Những người đánh giá liên tục báo cáo rằng các khuôn mặt đáng tin cậy thì vui vẻ và không đáng tin cậy thì tức giận. Họ coi những khuôn mặt thống trị là nam tính và những khuôn mặt phục tùng là nữ tính (Oosterhof & Todorov, 2008, tóm tắt trong Highfield và cộng sự., 2009).

Dựa trên những phát hiện này, các tác giả lập luận rằng chúng ta có thể đang khái quát hóa quá mức nhưng rõ ràng có một ‘hạt nhân’ sự thật trong phản ứng của mọi người. Có thể phản hồi lại rằng tồn tại nhiều hơn một hạt nhân của sự thật và rằng cách thiết kế cuộc thử nghiệm có thể là nguyên nhân gây ra sự khác biệt. Đánh giá tính cách theo trực giác từ việc quan sát khuôn mặt chắc chắn bao gồm nhiều tín hiệu tương tác tinh tế. Bằng cách biến các đối tượng bằng tranh biếm họa với các tín hiệu cụ thể, mà các tác giả đã kết luận là có ý nghĩa gì đó rất cụ thể, họ không tái tạo điều mà mọi người được tiến hóa để phản ứng. Theo đó, thí nghiệm của họ không nên đi đến kết luận rằng chúng ta có xu hướng khái quát hóa quá mức theo bất kỳ cách đáng kể nào.

3.   Tương Quan Yếu

Cũng có thể lập luận rằng các mối tương quan trong tướng số thường yếu. Ví dụ, mối tương quan giữa trí thông minh và sự đối xứng trên khuôn mặt là khoảng 0,1. Có thể trả lời rằng mục đích của bất kỳ hệ thống phân loại nào, là giúp đưa ra những dự đoán thành công, cho phép chúng ta quyết định tốt hơn trong cuộc sống. Nếu mối tương quan yếu nhưng có ý nghĩa về mặt thống kê (nghĩa là không dựa trên sự ngẫu nhiên), thì đó là mối quan hệ có thật, được các nhà khoa học chấp nhận và là bằng chứng về tính hữu ích của nhân tướng học. Nhân tướng học sẽ cho phép đưa ra những dự đoán thành công thường xuyên hơn việc chỉ dựa vào sự tình cờ. Người đọc muốn thận trọng hay liều lĩnh như thế nào dựa trên thông tin đã được trình bày là tùy họ. Ngoài ra, kích thước hiệu ứng (effect sizes) trong tâm lý học nói chung khá yếu; thường nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,3. Vì vậy, nghiên cứu về nhân tướng học không yếu hơn nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực tâm lý học khác.

Hơn nữa, mặc dù nhiều mối tương quan có thể ở mức yếu khi bạn suy đoán dựa trên dấu chỉ/hội chứng/triệu chứng riêng lẻ, nhưng nếu tất cả được tập hợp lại với nhau (chúng thường xảy ra) thì bạn có cơ sở rất hợp lý để đưa ra phán đoán sáng suốt về tâm lý học dựa vào bề ngoài. Và hành động này vượt trội so với việc đoán già đoán non dựa trên bản năng hoặc không có phán đoán nào cả.

Chỉ vì ai đó có nước da hồng hào, không có nghĩa là họ nghiện rượu. Tuy nhiên, nếu đó là một phần của các hội chứng khác như khô da, vỡ mao mạch, bọng mắt, vàng mắt, mắt bắn tia máu và bệnh vẩy nến trên tay…thì chắc như bắp họ là con nghiện.

Điều này cũng đúng, ví dụ, với các biện pháp đo lường testosterone hoặc các chỉ số thể chất liên quan đến trí thông minh thấp.

Tất nhiên, một khi thực sự hiểu ai đó thì chúng ta nắm trực tiếp được được tâm lý của họ và không cần đánh giá qua vẻ bề ngoài nữa. Do đó, xem tướng sẽ hữu ích khi giao tiếp với những người mà chúng ta không biết rõ.

Có thể lập luận rằng ngay cả khi một người trông rất giống bợm rượu, thì người khác có thể đoán sai anh ta là kiểu người nào, thuộc về nhóm khuôn mẫu nào. Khi phản hồi lời chỉ trích tương tự, Madison và Ullén (2012) đã chỉ ra ba điểm. Đầu tiên là ‘kiểm tra thực tế’. Trong nhiều tình huống, thời gian lúc bạn phải đưa ra quyết định là ‘rất hạn chế’ và bạn phải làm vậy dựa trên thông tin có sẵn: Trời tối. Có ai đó đang đi về phía bạn. Bạn thấy anh ta có khuôn mặt và dáng người ra sao. Nó ngụ ý những điều nhất định về anh ta. Bạn sẽ làm gì? Thứ hai, chấp nhận một ‘khuôn mẫu – stereotype’ sẽ không nhất thiết liên quan đến việc đối xử bất công. Chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận đàn ông trung bình cao hơn phụ nữ, mà không mong đợi mọi người đàn ông ta gặp đều cao hơn mọi phụ nữ. Thứ ba, hậu quả của việc đánh giá theo những cách này có cả lợi lẫn hại. Đôi khi người nào đó sẽ được đối xử tốt hơn nếu chúng ta biết rõ về họ, nhưng điểm mấu chốt dường như là tính thực tiễn (mới gặp người lạ thì làm sao mà hiểu họ được). Hiểu được mối quan hệ giữa ngoại hình và tâm lý giúp chúng ta đưa ra những đánh giá đúng đắn, đặc biệt trong những tình huống cực đoan khi phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Đây thường là những tình huống thời tổ tiên khi những kẻ thái nhân cách (psychophath) nên được tránh xa.

Có thể lập luận rằng sẽ luôn phải dựa vào trực giác vì bạn không thể tiếp cận mọi người bạn gặp và đo…chiều rộng khuôn mặt của họ. Tuy nhiên, có thể phản bác lại rằng có một sự khác biệt giữa phán đoán, ước lượng một cách thông minh so với sử dụng trực giác đơn thuần như một loại bản năng. Từ góc độ thực dụng, chúng ta phải có khả năng ước tính định lượng (quantitative estimations) như thế hoặc không bao giờ có thể băng qua đường nếu có ô tô đang chạy tới từ phía xa.

  • Chiều Hướng Của Nguyên Nhân

Một lời chỉ trích khác liên quan đến hướng của nguyên nhân. Có ý kiến cho rằng ‘lời tiên tri tự ứng nghiệm’ có thể giải thích tại sao những gì chúng ta coi là khuôn mặt nam tính lại gắn liền với tính hung hăng (Highfield và cộng sự., 2009). Nói cách khác, xã hội mong đợi những đứa trẻ có vẻ ngoài nam tính trở nên hung hăng, đưa ra những dấu hiệu cho thấy chúng nên như vậy và vì vậy chúng trở nên hung hăng. Tại sao ‘xã hội’ tin rằng những đứa trẻ có khuôn mặt nam tính thì hung dữ, trong khi bình thường tụi nó cũng đã hung hăng ? Bản chất di truyền mạnh mẽ của tính cách đã bị bỏ qua và thực tế là các đặc điểm khuôn mặt nam tính có liên quan đến nồng độ testosterone tăng cao, mức khiến mọi người trở nên hung hăng hơn và do đó ‘nam tính’ hơn. Ngoài ra, những người nam tính hơn có xu hướng sở hữu các dấu hiệu di truyền của điều này, chẳng hạn như tỷ lệ 2D:4D thấp hơn và thậm chí là một dạng khác của gen thụ thể androgen, ảnh hưởng đến mức độ testosterone (Manning và cộng sự, 2003). Hầu như không có chuyện nếu bạn được đối xử một cách nam tính hơn thì bạn sẽ trở nên nam tính hơn. Khả thi hơn là trường hợp những người nam tính trở nên nam tính một phần do di truyền.

5.   Nhân Tướng Học Có Sai Về Đạo Đức Không ?

Một số độc giả có thể cho rằng việc đánh giá con người qua vẻ bề ngoài là sai lầm. Theo Quy Tắc Vàng (Golden Rule), họ có thể tranh luận: “Bạn không muốn bị đánh giá qua vẻ bề ngoài của mình nên bạn cũng không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ”. Có thể phản bác rằng kiểu lập trường này không nhất quán. Trong thực tế, để tồn tại, ta phải có khả năng né tránh những kẻ có thể gây hại nghiêm trọng cho ta. Với một số đối tượng, một khi bạn nói chuyện với họ đủ nhiều để nhận ra họ thực sự là ai thì đã quá muộn. Vì vậy, chúng ta phải đánh giá con người qua vẻ bề ngoài của họ. Và, tất nhiên, chúng ta đang làm như vậy mọi lúc. Thông tin được trình bày ở đây chỉ đơn giản là giúp ta làm điều đó một cách có hệ thống, chi tiết và hợp lý hơn, dẫn đến phán đoán chính xác và công bằng hơn, dựa trên dữ liệu thực nghiệm.

Ngoài ra, chúng ta hãy nhất quán. Rất phổ biến trong tâm lý học để tìm ra mối tương quan giữa, ví dụ, một hành vi nhất định và tai nạn (hoặc sức khỏe) ở mức 0,15 hoặc 0,2 và do đó lập luận rằng hành động nên được thực hiện dựa trên kết quả. Các kích thước hiệu ứng (effect sizes) này được coi là đủ lớn để có ý nghĩa về mặt thống kê và thậm chí thay đổi luật pháp. Và các kết quả chúng tôi đã khám phá về nhân tướng học cũng giống như thế.

6.   Cẩn Thận Ngay Lúc Này

Tuy nhiên, có ba lĩnh vực cần thận trọng. Đầu tiên là đánh giá diện mạo những người thuộc nhóm chủng tộc khác với nhóm của bạn hoặc các nhóm bạn tiếp xúc hạn chế. Coetzee và cộng sự (2014) đã sử dụng một mẫu gồm những người đàn ông Nam Phi da đen và Scotland (da trắng) và yêu cầu họ đánh giá mức độ hấp dẫn của các khuôn mặt phụ nữ da đen khác nhau. Họ tìm thấy sự nhất trí mạnh mẽ giữa các nền văn hóa về khuôn mặt phụ nữ hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, những người đánh giá từ Scotland thích các khuôn mặt gầy hơn và kém khỏe khoắn hơn và có xu hướng sử dụng hình dạng khuôn mặt hơn là màu da làm phương tiện chính để đánh giá mức độ hấp dẫn. Người da đen Nam Phi cũng thích những khuôn mặt gầy hơn/kém cường tráng hơn, nhưng sở thích của họ ít cực đoan hơn. Họ cũng có xu hướng sử dụng màu da để đánh giá mức độ hấp dẫn hơn so với người da trắng. Coetzee và cộng sự lưu ý rằng việc người Scotland ít tiếp xúc với khuôn mặt người châu Phi khiến họ ít có khả năng phân biệt giữa những khuôn mặt nà và do đó khả năng đọc được các dấu hiệu về sức khỏe kém hoặc vô sinh bị hạn chế hơn. Ở một mức nhẹ hơn, vấn đề này có thể phát sinh cả khi chúng ta đánh giá khuôn mặt những người dân tộc thiểu số, dù họ sống trong cùng lãnh thổ.

‘Vấn đề’ này phù hợp với quan sát chung của đàn ông Anh, rằng phụ nữ từ bất kỳ quốc gia châu Âu nào (có thể ngoại trừ Ireland) đều ‘rất phù hợp’. Tôi đã nghe người Anh nói các cô gái người Iceland, Phần Lan, Ý, Latvia… hoặc bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia của họ (hoặc các quốc gia có họ hàng dân tộc như Úc) là vô cùng xinh đẹp. Thái độ này được minh họa trong bộ phim tài liệu ‘Chuyện gì xảy ra ở Sunny Beach…’ theo sau những trò hề của các đại diện du lịch trẻ người Anh làm việc tại khu nghỉ dưỡng ở Bungari. Các đại diện, đặc biệt là các đại diện nam, cực kỳ lăng nhăng và đặc biệt, họ đặt mục tiêu giã gạo với phụ nữ từ càng nhiều quốc gia càng tốt, để họ có thể tích lũy được nhiều ‘cờ’ nhất. Một trong những người đại diện thốt lên: “Tôi tự coi mình là một Adolf Hitler trẻ tuổi. Tôi muốn chinh phục châu Âu!” Một tên nhận xét khác: “Năm ngoái tôi chén một cô gái người Nga. Điều đó thật tuyệt vời, để có được lá cờ Nga Tôi cũng giã một cô người Israel, đó cũng là một lá cờ rất, rất đẹp...” Điều này là do không có nhiều người Nga hoặc Israel ở Sunny Beach. Người Albanian đặc biệt hiếm đến nỗi nếu bạn tìm thấy một mối nào, bất kể cô ta là cá voi đi b hay mng như t giy, bạn phải húp cô ấy để cố gắng loại bỏ lá cờ khỏi danh sách” (What Happens in Sunny Beach… Tập 1). Một lời giải thích khả dĩ cho điều này là những người thuộc các sắc tộc (ethnicity) khác nhau sẽ có các gen khác nhau và sự đa dạng di truyền này nghĩa là bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra đều ít có khả năng mắc các vấn đề về di truyền do đột biến gen lặn đang hiện diện ở bố và mẹ. Vì vậy, cân bằng điều này với Thuyết Tương Đồng Di Truyền (Genetic Similarity Theory) mà chúng ta đã thảo luận, điều này có thể khiến chúng ta tiến hóa để bị thu hút bởi người nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh chiến lược sinh tồn-sinh sản ngắn hạn r, mà các mối quan hệ tình dục ở Sunny Beach gần như chắc chắn có. Một cách giải thích khác là chúng ta ít có khả năng đọc được các dấu chỉ sức khỏe kém (tức là sức hấp dẫn thấp) ở người nước ngoài, bởi vì chúng ta ít quen thuộc với chúng hơn, và do đó, ít phân biệt đối xử hơn.

7.   Thủ Thuật Thông Minh

Lý do cuối cùng cho sự thận trọng là khả năng che giấu vẻ bề ngoài của con người. Tất nhiên, điều này đặc biệt phổ biến với những phụ nữ trang điểm và phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi khuôn mặt nhằm khiến họ trở nên quyến rũ hơn. May mắn thay, rất dễ nhận biết khi cô ta trang điểm đậm và đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ nếu bạn trong trạng thái tỉnh táo và môi trường đủ ánh sáng (có thể phải loại trừ hộp đêm). Như vậy, điều này trở thành cửa sổ để ta soi vào tâm lý họ. Không hài lòng với cơ thể của mình đến mức phải đi phẫu thuật thẩm mỹ, được phát hiện là có liên quan đến một loạt chứng rối loạn tâm thần. Thật vậy, 47% những người đi phẫu thuật thẩm mỹ được phát hiện mắc bệnh này và chúng ta có thể cho rằng nhiều người khác cũng có cùng thang đánh giá nhưng không đủ cao để bị liệt vào bệnh tâm thần. Một trong những chứng bệnh phổ biến nhất là chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder) – vốn một phần phản ánh tính Dễ Chịu thấp.

Một cái khác là Rối Loạn Mô Học (Histrionic Disorder), được đặc trưng bởi nhu cầu tìm kiếm sự chú ý và sự công nhận quá mức (Malick và cộng sự, 2008). Trang điểm dường như làm tăng sự tự tin của phụ nữ và giảm lo lắng xã hội, do đó, sự tự tin thấp và lo lắng cao có thể là đặc điểm của những phụ nữ trang điểm nhiều, ít nhất là khi phải kiểm soát các yếu tố như tuổi tác và sức hấp dẫn (Cash&Cash, 1982). Phù hợp với điều này, có bằng chứng, từ một mẫu nghiên cứu nữ, rằng nếu một người càng tự tin nhìn nhận tích cực về hình ảnh mộc mạc của bản thân (tức là càng ít trang điểm) thì người đó có chứng Rối Loạn Thần Kinh càng thấp (Swami và cộng sự, 2013).

8.   Kết Luận

Chúng tôi đã đề cập đến Chaucer’s Canterbury Tales một số lần. Trong Phần Mở Đầu Chung (General Prologue), Chaucer mô tả cách một nhóm người hành hương – tất cả đang trên đường đến đền thờ Thánh Thomas Beckett ở Canterbury – gặp nhau tại ‘the Tabard’, một quán trọ ở Southwark (nay ở phía nam London) trên đoạn đường hành hương. Họ quyết định cùng nhau đi du lịch đến Canterbury trong một nhóm lớn. Chaucer mô tả ngoại hình của từng người hành hương, cũng như cung cấp cho người đọc bất kỳ thông tin cơ bản nào mà anh ấy biết về họ khi lưu trú tại Tabard. Chaucer đã cố tình sử dụng tướng mạo để tạo ra các nhân vật của mình, bởi vì đó là điều mà độc giả thời Trung cổ mong đợi. Một cách giải thích khác, và có lẽ có nhiều khả năng hơn, là các nhân vật được mơ hồ dựa trên những người mà Chaucer đã gặp. Và tướng mạo của họ có xu hướng phù hợp với tính cách vì tướng mạo của mọi người nói chung phù hợp với tính cách của họ (tâm sinh tướng). Canterbury Tales quá thành công, và có thể làm người đọc mê mẩn, bởi vì con người thực sự là như vậy. Người ta thường nói rằng mặc dù các nhân vật của Chaucer là thời Trung cổ nhưng họ vẫn trường tồn với thời gian. Với những nhân vật mà chúng tôi có thông tin chi tiết, điều này là đúng. Và một phần lý do là cơ thể lẫn khuôn mặt của họ phù hợp với tính cách.

Bài viết mới

Bài viết cùng chủ đề